Sau 3 cuộc họp khẩn chỉ trong chưa đầy 2 tuần, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sáng 31/1 theo giờ Việt Nam đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp khẩn cấp y tế toàn cầu (PHEIC) đối với dịch bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới gây ra. Chỉ trong vòng 2 tháng kể từ khi bùng phát lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, con số nạn nhân của dịch bệnh này đã tăng lên nhanh chóng. Tính đến sáng 31/1, trên toàn thế giới đã có 9.805 ca nhiễm bệnh ở 22 quốc gia và 214 người tử vong.
Tổng giám đốc Tổ chức y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AFP/Getty |
Chính quyền Trung Quốc sáng nay xác nhận, chỉ trong vòng 24 giờ đã có thêm 43 trường hợp tử vong do chủng virus corona mới. Ngoại trừ 1 trường hợp, còn tất cả đều là ở tỉnh Vũ Hán. Đây cũng là ngày gia tăng mạnh nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 12/2019. Trong khi đó, khoảng 100 trường hợp nhiễm mới được xác nhận tại những nước khác trên thế giới, bao gồm cả châu Âu và Bắc Mỹ.
Sau 3 cuộc họp khẩn chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần, Tổ chức Y tế thế giới sáng sớm nay theo giờ Việt Nam đã ra tuyên bố về tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu (PHEIC) đối với dịch bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới gây ra. Dù không đưa ra khuyến cáo về hạn chế đi lại hay giao thương với Trung Quốc, song Tổng giám đốc Tổ chức y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh, mối lo ngại lớn nhất của cộng đồng thế giới lúc này là chủng virus corona mới lây lan sang những nước có hệ thống y tế yếu hơn.
“Chúng tôi quyết định ra tuyên bố về tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với dịch bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới gây ra. Lý do chính cho tuyên bố này không phải vì những gì đang xảy ra ở Trung Quốc, mà là vì những gì đang xảy ra ở các quốc gia khác. Khả năng virus corona lây lan sang các nước có hệ thống y tế yếu hơn và chưa sẵn sàng để đối phó với dịch bệnh. Tôi cũng một lần nữa nhấn mạnh, tuyên bố này không phải là một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Trung Quốc. Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục tin tưởng vào khả năng kiểm soát ổ dịch của Trung Quốc”, ông Ghebreyesus nói.
Ủy ban Giám sát sự sẵn sàng toàn cầu (GPMB), một tổ chức giám sát y tế toàn cầu có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ trước đó cũng cảnh báo nhiều nước trên thế giới vẫn chưa sẵn sàng đối mặt với Ghebreyesus mới gây bệnh viêm phổi.
Nếu phần lớn các ca nhiễm bệnh vẫn là ở Trung Quốc, với tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán là tâm dịch, thì tới nay cũng đã có 21 nước khác xác nhận các trường hợp nhiễm bệnh và cũng phần nhiều là những người đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các trường hợp lây truyền từ người sang người cũng đã được cảnh báo tại tất cả các châu lục.
Tại Mỹ, giới chức y tế hôm qua xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm chủng mới của Ghebreyesus từ một người khác trên lãnh thổ nước này, khi một người đàn ông lây nhiễm virus từ vợ, nâng tổng số người nhiễm bệnh tại Mỹ lên 6 người.
Ông Ezike, một quan chức y tế tại Chicago cho biết: “Trường hợp nhiễm bệnh thứ 2 là một công dân Mỹ sống tại Chicago và là chồng của trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Người này chưa từng tới Trung Quốc và đây cũng là trường hợp đầu tiên lây truyền bệnh từ người sang người tại Mỹ. Tuy nhiên, đây là trường hợp lây nhiễm từ những người có quan hệ gần gũi, chứ không phải là sự lan truyền rộng trong cộng đồng.”
Còn tại Pháp, ca nhiễm bệnh thứ 6 đã được thông báo. Đó là một bác sĩ làm việc tại thủ đô Paris. Bác sĩ này đã từng thăm khám cho một bệnh nhân người Trung Quốc và người này đã được chẩn đoán nhiễm virus corona ngay khi trở về nước. Tại Đức, trong số 5 trường hợp xác nhận nhiễm bệnh, một trường hợp lây bệnh từ một đồng nghiệp đến từ Trung Quốc.
Mỹ và Nhật Bản ngay từ giữa tuần đã sơ tán một phần công dân. Một chiếc máy bay của Pháp sáng nay cũng đã rời khỏi Vũ Hán, với 200 công dân. Những người này ngay khi đặt chân xuống sân bay sẽ được cách ly trong vòng 14 ngày. Một máy bay thuê của Tây Ban Nha phối hợp với Anh hôm nay cũng đưa khoảng 200 người, trong đó 150 người Anh, khoảng 20 người Tây Ban Nha và những công dân châu Âu khác rời Trung Quốc.
Cùng với việc đưa công dân về nước, chính phủ các nước cũng tăng cường các biện pháp phòng ngừa. Tại Nga, dù chưa có trường hợp nhiễm bệnh nào, song nước này mới đây thông báo đóng cửa biên giới dài hơn 4.000 km với Trung Quốc. Chính phủ Italy thông báo ngừng tất cả các chuyến bay khởi hành đến và đi từ Trung Quốc. Nhiều hãng hàng không, trong đó có Air France, British Airways và Lufthansa cũng tạm dừng khai thác các đường bay với Trung Quốc đại lục. Anh, Đức và Mỹ thì khuyến cáo công dân không nên tới quốc gia này.
Quỹ tiền tệ quốc tế ngày 31/1 cho biết, vẫn đang theo dõi sát diễn biến của dịch bệnh, đồng thời nhấn mạnh, tác động của nó đối với nền kinh tế thế giới sẽ phục thuộc chặt chẽ vào thời gian dịch bệnh. Nhiều công ty và nhà máy tại Trung Quốc vẫn đóng cửa ít nhất là cho đến hết ngày 9/2./.