Theo AP, các quan chức Hải quân Mỹ đã đưa ra tuyên bố trên ngày 30/3.

10 tàu thủy và 10 máy bay đang rà soát trên một khu vực rộng lớn tại Ấn Độ Dương ở phía Tây của Perth, Australia để tìm ra dấu vết của chiếc máy bay mất tích.

Tàu Hải quân Australia tham gia tìm kiếm máy bay mất tích (Ảnh AP)

Người đứng đầu Trung tâm Tìm kiếm và Cứu nạn Hàng hải Trung Quốc,He Jianzhong, ngày 30/3 tuyên bố với Tân Hoa xã rằng vẫn chưa tìm thấy một vật thể nào liên quan đến chiếc máy bay bị mất tích.

Ông Jianzhong cũng cho biết các tàu Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm.

Cùng ngày, Đại tá Hải quân Mỹ Mark Matthews- chịu trách nhiệm quản lý thiết bị dò tìm hộp đen U.S. Towed Pinger Locator (TPL), cho biết việc thiếu thông tin cụ thể về vị trí nơi chiếc máy bay bị rơi đã cản trở rất nhiều khả năng tìm ra được chiếc máy bay này.

“Hiện tại, khu vực tìm kiếm máy bay mất tích là toàn bộ Ấn Độ Dương và điều này có nghĩa là chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm”, ông Matthews nói.

“Nếu bạn so sánh vụ việc này với việc tìm kiếm máy bay Airbus của hãng Air France rơi xuống khu vực bờ biển gần Brazil năm 2009 thì trong vụ này chúng tôi có rất nhiều thông tin về vị trí của máy bay rơi”, ông Matthews nói.

Mặc dù vậy, việc tìm kiếm chiếc máy bay năm 2009 đã phải kéo dài tới 2 năm.

Hải quân Mỹ sẽ không thể đưa thiết bị dò tìm bao gồm thiết bị bằng sóng âm để có thể phát hiện ra chiếc hộp đen của chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines cho đến khi “có những bằng chứng cụ thể về những mảnh vỡ của máy bay được tìm thấy”, người phát ngôn của Hải quân Mỹ, Tư lệnh William Marks cho biết.

Nếu không có một địa điểm cụ thể, các nhóm tìm kiếm sẽ phải sử dụng các thiết bị dò tìm bằng sóng âm trên toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương.

“Đây là một việc cần rất nhiều thời gian. Việc này có thể thực hiện được nhưng sẽ phải làm rất lâu”, ông Marks cho biết./.