Truyền hình nhà nước Trung Quốc không nói rõ quốc gia nhận được thông tin mật này là nước nào.

an_ninh_trung_quoc_bfbe.jpg
Ảnh minh họa của Ejinsight.com.

Nam giới này là một kỹ thuật viên vi tính ở Tứ Xuyên. Anh ta làm việc cho một cơ quan chính quyền chuyên giữ thông tin bí mật nhà nước. Tuy nhiên, anh ta không phải là một nhân viên tốt và đã bị sa thải.

Bực tức vì chuyện bị sa thải, anh ta đã liên lạc với một “tổ chức tình báo nước ngoài” trên internet và đề nghị bán các tài liệu mà anh ta thu được trong quá trình làm việc cho cơ quan nhà nước cũ. Cơ quan tình báo này vui vẻ nhận đề nghị của anh này và mối quan hệ giữa đôi bên bắt đầu.

Hai bên gặp nhau ở Đông Nam Á và Hong Kong. Huang trao cho “đối tác” hơn 150.000 tài liệu, với nội dung bao gồm các bí mật từ Đảng Cộng sản Trung Quốc cho tới các vấn đề quân sự và tài chính.

Khi không còn làm việc cho nhà nước, Huang không còn tài liệu để bán nữa nên, theo cáo trạng, anh ta quyết định nhắm tới vợ và em vợ cũng làm việc cho các cơ quan liên quan đến bí mật nhà nước.

Cuối cùng thì việc đi nước ngoài thường xuyên cùng sự giàu lên bất thường không lý giải nổi đã khiến anh ta phải trả giá. Năm 2011 anh ta bị bắt và bây giờ thì bị kết án tử hình.

Tin tức trên truyền hình Trung Quốc không nói rõ khi nào thì án tử hình được thi hành cũng như nơi anh này bị xét xử.

Luật bí mật quốc gia của Trung Quốc nổi tiếng là rộng, bao gồm mọi thứ từ dữ liệu công nghiệp cho đến ngày sinh của các lãnh đạo nhà nước. Thông tin về sau có thể được gắn mác bí mật nhà nước.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã củng cố bộ máy an ninh nước này nhằm đối phó với các mối đe dọa trong và ngoài nước./.