Xác nhận mới này đã nâng tổng số trường hợp nhiễm  cúm H7N9 ở nước này lên con số 200, trong đó 54 người đã tử vong.

Trong số 8 ca mới nhất nhiễm virus cúm A H7N9, có 3 trường hợp ở tỉnh Chiết Giang, 2 trường hợp ở tỉnh Phúc Kiến và 3 trường hợp ở tỉnh Quảng Đông.

cum%20chim%20trung%20quoc.jpg
(ảnh: RadioAustralia)

Kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên hồi tháng 10/2013, đến nay ở Trung Quốc đã có 6 địa phương khác nhau xuất hiện cúm A N7N9 gồm Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô, Thượng Hải và Hong Kong (Trung Quốc).

Theo thông tin từ Cục Y tế Trung Quốc, hiện cơ quan này đang phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới, cũng như cơ quan y tế các quốc gia tiếp giáp biên giới với Trung Quốc để kiểm soát diễn biến tình hình, làm tốt công tác phòng chống sự lây lan của dịch bệnh.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, virus cúm A H7N9 chủ yếu lây nhiễm từ gia cầm sang người, chưa có bằng chứng cho thấy virus này có thể lây từ người sang người. Tuy nhiên, để làm tốt công tác phòng chống bệnh dịch, Cục Y tế Trung Quốc yêu cầu cơ quan y tế các địa phương tăng cường các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan rộng, nhất là vào mùa Đông và mùa Xuân thời tiết tương đối thuận lợi cho việc truyền nhiễm các loại virus cúm gia cầm.

Đối với người dân, Cục Y tế Trung Quốc cảnh báo không nên đến khu vực từng xuất hiện dịch cúm, hạn chế tiếp xúc với gia cầm và sản phẩm gia cầm; trong trường hợp cần tiếp xúc thì phải rửa tay vệ sinh sạch sẽ. Nếu xuất hiện dấu hiệu nghi vấn phải lập tức đến cơ quan y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời./.