Điều này chứng tỏ, cá nhân ông Abe có thể nói là nhà lãnh đạo nước ngoài tích cực nhất trong việc thúc đẩy quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ.
Xốc lại ảnh hưởng đối với Triều Tiên
Trong bầu không khí hướng tới hòa giải và đối thoại trên bán đảo Triều Tiên gần đây, dư luận đang rất chú ý đến cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và cuộc gặp mặt giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với Tổng thống Mỹ Donald Trump, và trước đó là cuộc gặp của ông Kim Jong-un với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Những diễn biến này khiến một số người cho rằng vai trò của Nhật Bản đang bị lu mờ trong vấn đề Triều Tiên. Thật sự có phải như vậy?
Trước khi lên đường tới Mỹ, ngày 15/4, Thủ tướng Shinzo Abe đã đến thăm Shigeru Yokota - nạn nhân đã bị Triều Tiên bắt cóc năm 1977. Chủ đề về nạn nhân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc cũng sẽ được coi là nội dung quan trọng trong cuộc hội đàm cấp cao Nhật-Mỹ nhân dịp ông Abe thăm Mỹ. Nạn nhân Yokota đã không thể găp gỡ ông Trump khi ông Trump thăm Nhật Bản tháng 11/2017. Do vậy, Thủ tướng Nhật Bản sẽ thay mặt ông Yokota chuyển đến Tổng thống Trump những nguyện vọng liên quan đến nạn nhân bị bắt cóc.
Trong cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhân chuyến thăm Nhật Bản của ông Vương Nghị, hai bên cũng đã nhất trí sẽ tăng cường hợp tác trong nỗ lực chung hướng tới một bán đảo Triều Tiên không vũ khí hạt nhân và giải quyết vấn đề người Nhật Bản bị bắt cóc.
Trong các cuộc họp Quốc hội, Nội các gần đây của chính phủ Nhật Bản, vấn đề Triều Tiên cũng được đề cập thường xuyên.
Nhật Bản vẫn coi Triều Tiên là vấn đề quan trọng cần giải quyết vì theo lập trường nước này, nếu Triều Tiên vẫn có ý định phát triển hạt nhân thì an ninh Nhật Bản mà cụ thể an toàn người dân nước này sẽ bị ảnh hưởng.
Bởi đối với vấn đề Triều Tiên, hai bên luôn yêu cầu mạnh mẽ nước này bãi bỏ kế hoạch phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Khẳng định đồng minh Nhật-Mỹ có hoàn toàn có khả năng đảm bảo an ninh của Nhật Bản. Mỹ hoàn toàn đáp ứng những vấn đề liên quan tới lãnh thổ, quân đội của mình và nước đồng minh. Đồng thời xác nhận tầm quan trọng của hợp tác ba nước Nhật-Hàn-Mỹ trong vấn đề Triều Tiên trong đó Nhật Bản-Mỹ yêu cầu Triều Tiên thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề hạt nhân.
Đối với Tổng thống Donald Trump, ông Shinzo Abe là một trong số ít, nếu không nói là duy nhất trong số các nhà lãnh đạo nước ngoài chia sẻ quan điểm ngay từ đầu khi ông Trump lên làm Tổng thống Mỹ. Thủ tướng Abe xem mối quan hệ đặc biệt với Tổng thống Mỹ là bằng chứng cho sức mạnh liên minh Mỹ- Nhật, góp phần đảm bảo an ninh cho chính Nhật Bản.
Đồng minh Mỹ - Nhật cam kết duy trì áp lực với Triều Tiên
Khẳng định ủng hộ Mỹ trong vấn đề Syria
Bên cạnh hạt nhân Triều Tiên, các vấn đề khác như an ninh biển, hay cuộc chiến tại Syria cũng được cho là sẽ được đề cập trong cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo.
Vấn đề Syria có lẽ sẽ là điều đầu tiên hai nhà lãnh đạo đề cập tới trong cuộc hội đàm. Bởi nó vừa xảy ra cách đây vài ngày, và mùi khói đạn ở Syria vẫn chưa tan.
Từ khi trở thành Tổng thống Mỹ, ông Donal Trump đã hai lần ra lệnh tấn công Syria. Và cả hai lần Nhật Bản cũng dừng ở mức độ ủng hộ Mỹ và các nước tấn công khác. Thủ tướng Abe có nhấn mạnh rằng hành vi sử dụng vũ khí hóa học là tuyệt đối không thể cho phép, và mục đích của Mỹ trong cuộc tấn công lần này lần này là ngăn chặn việc Syria sử dụng vũ khí hóa học.
Một khả năng có thể xảy ra nếu ông Trump tiếp tục tấn công Syria lần 3, và giả sử nước đồng minh của Syria là Nga sẽ tham gia. Trong kịch bản này liệu Nhật Bản sẽ tham gia hay không?
Như vậy, các vấn đề quốc tế, hay nói cách khác các vấn đề chính trị nhưng có liên quan tới lợi ích sẽ luôn được Nhật-Mỹ đề cập trong các cuộc gặp thượng đỉnh.
Cân bằng lợi ích thương mại
Trong thời gian gần đây, có hai yếu tố ảnh hưởng lớn tới quan hệ thương mại Nhật Bản và Mỹ. Thứ nhất là vấn đề Nhật Bản không được hưởng quy chế miễn trừ thuế đối với mặt hàng nhôm và thép. Thứ hai đó là việc Tổng thống Trump rút khỏi việc tham gia vào Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Liên quan đến việc áp đặt thuế mới đối với thép nhập khẩu, hiện tại Mỹ đang là nước nhập khẩu thép nhiều nhất thế giới. Năm 2017, Mỹ đã nhập khẩu 26,9 triệu tấn thép. Để khôi phục ngành thép trong nước, ông Trump đưa ra chính sách nhằm hạn chế sự có mặt của thép ngoại. Ông Trump muốn khôi phục niềm tự hào nước Mỹ.
Như vậy, Nhật Bản, Canada và các nước châu Âu sẽ nằm trong danh sách những quốc gia phải chịu "cú đấm" mạnh mẽ nhất từ Mỹ. Tuy nhiên, Nhật Bản có vẻ bình tình hơn khi phản ứng về vấn đề này, trong khi đó Mỹ và EU đã “khẩu chiến” kịch liệt.
Còn về việc Mỹ rút khỏi TPP, như chúng ta đã nhìn thấy và nghe thấy. Một Hiệp định mới không có sự tham gia của Mỹ đã được ký kết, tạo ra một thị trường rộng lớn cho 11 nước trong tương lai, mặc dù lợi ích lớn từ Mỹ mất đi. Và sau đó Tổng thống Donald Trump có vẻ “tiếc” khi trót không tham gia. Liền sau đó ông cũng đánh tiếng xa gần về việc tái gia nhập TPP. Đương nhiên Nhật Bản là nước ủng hộ mạnh mẽ.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso trong một tuyên bố nếu Mỹ tái tham gia TPP thì Nhật Bản sẽ hoan nghênh và ông hy vọng Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Donald Trump sẽ thảo luận về hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại cuộc gặp thượng đỉnh lần này.
Bởi lẽ, ông Abe muốn tiếp tục cùng Mỹ đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế thế giới và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương dựa trên con đường thương mại tự do và công bằng. Bởi đây sẽ là vấn đề bao gồm việc xác định tiêu chuẩn cao liên quan tới đầu tư thương mại, giảm thiểu rào chắn thị trường, mở rộng cơ hội tăng trưởng kinh tế và việc làm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều này gắn với lợi ích không những của Nhật Bản mà của cả Mỹ.
Như vậy, ông Abe tới Mỹ lần này với hy vọng quan hệ kinh tế hai nước sẽ có những bước biến chuyển trong thời gian tới.
Rõ ràng trong cuộc gặp này ngoài những vấn đề chính trị, quan hệ hợp tác kinh tế là chủ đề đặc biệt quan trọng khi hai nước đang thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đồng minh./.
Ngoại giao “vạn biến” của Trump khiến đồng minh chủ chốt điêu đứng