Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 29/10, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 44.726.682 trường hợp, trong đó 1.178.375 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 32.679.521 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 75.125 ca mắc và 936 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 9.113.418 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 233.021 trường hợp.
Ổ dịch lớn nhất châu Á và lớn thứ 2 thế giới, Ấn Độ, ghi nhận thêm 49.912 ca mắc và 509 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 của Ấn Độ là 8.038.765, trong đó có 120.563 ca tử vong.
Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam Bán cầu. Quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 27.367 ca mắc và 475 ca tử vong, nâng tổng số lên 5.468.270 ca bệnh và 158.456 ca tử vong.
Nga ghi nhận thêm 16.202 ca mắc và 346 ca tử vong do Covid-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là 1.563.976 trường hợp, trong đó 26.935 trường hợp tử vong.
Trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ hai bùng phát mạnh, Nga đã ban hành lệnh đeo khẩu trang bắt buộc toàn quốc. Người dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng, trong đó có các phương tiện giao thông công cộng, thang máy. Cơ quan Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng Liên bang Nga (Rospotrebnadzor) cũng khuyến cáo tất cả các nhà hàng và cơ sở kinh doanh đóng cửa trong thời gian từ 23h đêm đến 6h sáng và áp dụng các biện pháp phòng dịch như thực hiện giãn cách xã hội, đeo khẩu trang.
Argentina hiện đã ghi nhận 1.116.609 ca mắc và 29.730 ca tử vong do Covid-19. Các con số này tại Colombia là 1.041.935 và 30.753, tại Mexico là 901.268 và 89.814, tại Peru là 894.928 và 34.315.
Một số nước Châu Âu đang chứng kiến làn sóng Covid-19 thứ 2 khi số ca bệnh mới trong ngày gia tăng mạnh trở lại.
Pháp ngày 28/10 ghi nhận thêm 36.437 ca mắc Covid-19 mới trong ngày. Con số này tại Italy là 24.991, tại Anh là 24.701, tại Ba Lan là 18.820, tại Đức là 16.202, tại Bỉ là 13.571.
Đợt dịch thứ 2 tại châu Âu thậm chí con khốc liệt hơn cả giai đoạn đầu năm nay. Phápngày 28/10 đã chính thức thông báo tái phong tỏa toàn quốc tròng vòng 5 tuần để chống dịch. Lệnh phong tỏa sẽ kéo dài ít nhất đến ngày 1/12. Trong thời gian phong tỏa, biên giới giữa Pháp và các quốc gia thành viên EU hay không gian Schengen vẫn mở, nhưng biên giới giữa EU và không gian Schengen với thế giới sẽ tiếp tục đóng.
Ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ được quy định cụ thể, việc đi lại sẽ bị hạn chế, người dân Pháp không được phép di chuyển giữa các vùng hành chính. Các địa điểm tiếp đón người dân như nhà hàng, quán bar, quán cà phê hay các cửa hàng được cho là không thiết yếu sẽ phải đóng cửa. Người lao động được khuyến khích làm việc từ xa nhiều nhất có thể.
Bắt đầu từ thứ Hai tuần tới, 02-11, lệnh bán phong tỏa sẽ được áp dụng trên toàn bộ nước Đức, với việc đóng cửa các nhà hàng, khu vui chơi giải trí và hạn chế di chuyển của công dân, nhằm ngăn chặn sự bùng phát của làn sóng dịch Covid-19 thứ hai.
Còn tại Đức, lệnh bán phong tỏa cũng sẽ được thực hiện trên cả nước bắt đầu từ 2/11, kéo dài 4 tuần. Khác với đầu năm nay, các biện pháp phong tỏa lần này ở mức độ nhẹ hơn.
Các nhà hàng, quán bar, rạp hát, khu vui chơi-giải trí, câu lạc bộ thể thao hay văn hóa sẽ bị đóng cửa. Các sự kiện thể thao chuyên nghiệp, như các trận bóng đá, sẽ buộc phải tổ chức mà không có khán giả. Tuy nhiên, các trường học và các cửa hàng sẽ vẫn tiếp tục được mở, với điều kiện tuân thủ các yêu cầu chặt chẽ về y tế.
Việc di chuyển giữa các địa phương không bị cấm song chính phủ Đức khuyến cáo người dân chế tối đa việc di chuyển, trừ khi có việc cấp bách. Việc gặp mặt giữa các hộ gia đình khác nhau bị giới hạn không quá 2 hộ gia đình và không quá 10 người
Ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia tính đến sáng 29/10 đã ghi nhận 400.483 ca mắc và 13.612 ca tử vong do Covid-19. Các con số này ở Philippineslà 375.180 và 7.114, ở Singapore là 57.987 và 28, Myanmar là 49.072 và1.172, ở Malaysia là 29.441 và 246./.