1. Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 31/3 đe dọa Hải quân Mỹ “phải cẩn thận” trên Biển Đông và lên án thỏa thuận quốc phòng mới giữa Mỹ và Philippines.

24h1_hvax.jpg
Tàu sân bay USS John S. Stennis từng thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đông. (Ảnh: 
navaltoday)

Khi được hỏi về việc Mỹ tiến hành tuần tra ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cảnh báo: “Đối với các tàu Mỹ đến Biển Đông, tôi muốn nhắc nhở họ rằng hãy cẩn thận”.

Liên quan đến thỏa thuận quân sự Mỹ-Philppines, trong đó cho phép Mỹ sử dụng căn cứ Không quân Antonio Bautista trên đảo Palawan ở Biển Đông, ông Dương Vũ Quân tuyên bố: “Việc tăng cường đồng minh về quân sự thể hiện tư duy thời Chiến tranh Lạnh”.

“Đây là hành động đi ngược lại xu hướng vì hòa bình, hợp tác và phát triển”, ông Dương Vũ Quân nói và cho rằng hợp tác quân sự song phương Mỹ-Philippines “không nên làm ảnh hưởng đến lợi ích của nước thứ 3”.

2.Reuters ngày 31/3 đưa tin, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã cáo buộc Nhật Bản là “đạo đức giả” khi mở một căn cứ mới gần Đài Loan (Trung Quốc) và nhóm đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở Biển Hoa Đông trong lúc không ngừng chỉ trích các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản cùng tuyên bố chủ quyền. (Ảnh: Reuters)

Trong tuyên bố đưa ra hôm qua, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tỏ ra rất tức giận trước động thái này của Nhật Bản, đồng thời cáo buộc các lực lượng vũ trang của Nhật Bản đã tăng cường hoạt động trong những tháng gần đây trong khi vẫn công khai chỉ trích hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng chỉ trích Nhật Bản chỉ “làm cảnh” khi nói về tự do hàng hải.

Trước đó, Nhật Bản hôm 28/3 cho biết sẽ khởi động một trạm radar tại biển Hoa Đông. Trạm radar này là một điểm thu thập thông tin tình báo cố định gần Đài Loan và nhóm đảo tranh chấp mà cả Tokyo và Bắc Kinh cùng tuyên bố chủ quyền.

3.Bên lề Hội nghị Thượng đỉnhAn ninh Hạt nhânlần thứ tư khai mạc sáng nay 1/4 ( theo giờ Việt Nam) tại thủ đô Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc họp ba bên về tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Washington. (Ảnh: Reuters)

Kết thúc cuộc họp, lãnh đạo ba nước nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ để thực thi các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc chống lại các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma cho biết, ba nước sẽ tăng cường hợp tác với nhau nhằm đương đầu với thách thức từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đồng thời cho rằng việc thực thi một cách thận trọng các biện pháp mạnh mẽ của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa quan trọng.

Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc khẳng định Triều Tiên sẽ phải chịu những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn từ cộng đồng quốc tế nếu tiếp tục có “hành động khiêu khích”.

4.Sự kiện bà Nguyễn Thị Kim Ngân trở thành nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam đã thu hút sự chú ý đặc biệt của truyền thông quốc tế.

5.Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 1/4 dẫn nguồn tin quân đội khẳng địnhTriều Tiênvừa bắn một vật thể được cho là tên lửa đạn đạo ra biển. Vụ bắn được thực hiện lúc 13 giờ địa phương. 

Một vụ phóng rocket từ bệ phóng đa nòng của Triều Tiên. (Ảnh: AFP)
Theo Yonhap, mặc dù chưa khẳng định chắc chắn, song giới chức quân sự Hàn Quốc cho biết căn cứ vào các dữ liệu phân tích thì đây là tên lửa đạn đạo đất đối không tầm ngắn, được bắn ra từ một khu vực gần bờ biển phía Đông của Triều Tiên.Vụ phóng được thực hiện chỉ vài giờ sau khi các nhà lãnh đạo 3 nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ để thực thi các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc chống lại các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

6.Reutersngày1/4 đưa tin, cảnh sát Ấn Độ đã mở một cuộc điều tra đối với công ty IVRCL – nhà thầu chính, phụ trách xây dựng chiếccầu vượt bị sậpở thành phố miền Đông Kolkata làm ít nhất 24 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm những người mất tích trong vụ sập cầu vượt. (Ảnh: AP)

Theo đó, văn phòng của công ty IVRCL tại Kolkata đã bị niêm phong, trong khi cảnh sát địa phương mở cuộc điều tra theo hướng công ty này có liên quan đến tội cố ý giết người.

Theo thống kê mới nhất, số người thiệt mạng đã tăng lên 24 người trong khi đã có hơn 90 người được cứu thoát khỏi đống đổ nát. 

Công tác cứu hộ, cứu nạn vẫn đang được tiến hành khẩn trương. Quân đội và lực lượng phản ứng nhanh với thiên tai của Ấn Độ đang sử dụng máy xúc và máy cắt để tìm kiếm những người mất tích./.