1. Scotland sẽ làm bất cứ điều gì để được ở lại Liên minh châu Âu, kể cả việc cản trở đạo luật về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), nếu điều đó là cần thiết, đểbảo vệ lợi ích của người Scotland. Đó là tuyên bố của Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon đưa ra hôm nay (26/6).  

Trong cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại Liên minh châu Âu hôm 23/6 vừa qua, 62% cử tri Scotland đã ủng hộ Anh ở lại EU, trong khi 32% cử tri ủng hộ Brexit.

Trong khi lãnh đạo châu Âu muốn Anh ra đi càng nhanh càng tốt, thì nước Anh, từ chính phủ đến các đảng đối lập muốn kéo dài thời gian rút khỏi EU.

Một lời kêu gọi được gửi lên trang web của Quốc hội Anh, yêu cầu có một cuộc trưng cầu dân ý lần 2 về việc Anh sẽ ở lại hay ra khỏi Liên minh châu Âu. Tác giả của kiến nghị này cho rằng đối với một quyết định hệ trọng như Brexit thì cần ít nhất 75% cử tri đi bỏ phiếu và kết quả phải đạt trên 60%. Cả hai tiêu chí này đều không đạt được trong vụ trưng cầu dân ý hôm 23/6 vừa qua khi số cử tri đi bỏ phiếu ở mức trên 72% và số người ủng hộ Brexit là 52%.Hậu Brexit: Vương quốc Anh sẽ “tan đàn xẻ nghé”?

2. Chỉ huy chiến dịch giải phóng Fallujah, Đại tá Abdu Al Saidy khẳng định, các lực lượng Iraq đãtiêu diệt ít nhất 1.800 tay súng ISở Fallujah.

Đây là con số được tính kể từ khi chiến dịch bắt đầu từ ngày 23/5 cho đến khi Fallujah được hoàn toàn giải phóng ngày 26/6. 

Tuyên bố trên đài truyền hình Iraq, ông Al Saidy đồng thời nói rằng, chiến trường chống IS tại Fallujah là chiến trường có mức độ tàn phá ác liệt nhất tại Iraq cho đến thời điểm này.

3. Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga vừabày tỏ sự phản đốiđối với chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: japantimes.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 27/6 cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã lên tiếng phản đối chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp cấp cao song phương giữa hai nhà lãnh đạo này diễn ra Bắc Kinh hôm 25/6 vừa qua.

4. Các nguồn tin khu vực dẫn lời một quan chức cấp cao Israel đêm qua (26/6) cho biết,Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận về việc bình thường hóaquan hệ sau 6 năm gián đoạn. Thỏa thuận đạt được tại thủ đô Rome của Italy, nơi Thủ tướng Israel Netanyahu cũng đang có mặt để chuẩn bị cho cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Ảnh: worldbulletin.net.

Chi tiết thỏa thuận dự kiến được công bố trong ngày hôm nay 27/6.

5. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, Thông tin và Tuyên truyền của Quốc hội Chhieng Vun cho biết, từ nhiều tháng qua các nghị sĩ của Đảng Cứu quốc (CNRP) đối lập không tham gia các cuộc họp của Quốc hội. Điều này đã vi phạm nội quy của Quốc hội Campuchia.

Theo ông này, hành động của các nghị sĩ của Đảng đối lập Campuchia đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích của cử tri và họ có thể bị cắt lương.

6. Ngày 26/6, người dân Panama cùng các quan khách nước ngoài đã tưng bừng chào đón sự mở cửa trở lại củakênh đào Panama sau 9 năm cải tạo, nâng cấp.

Tàu hàng Trung Quốc Cosco đã trở thành tàu hàng đầu tiên đi qua kênh đào Panama khi nó được mở cửa trở lại vào ngày 26/6. (ảnh: AP).

Với chi phí nâng cấp là 5,4 tỷ USD, công suất vận tải của kênh đào Panama đã tăng từ 300 triệu tấn lên 600 triệu tấn/năm./.