1. Israel tuyên bố nước này tăng cường cảnh sát, binh sĩ và các lực lượng an ninh khác sau vụ xả súng tối 8/6 ở trung tâm thủ đô Tel Aviv. Cảnh sát Israel bắt 2 kẻ tấn công là người Palestine cải trang thành người Do Thái, trong đó có 1 tên bị thương khi bị bắt giữ.
Người dân trên đường hoảng loạn sau vụ tấn công. Ảnh: AFP. |
Theo các hãng truyền thông Israel, những tên này là anh em họ hàng đến từ ngôi làng Yatta, ở gần thành phố Hebron thuộc khuBờ Tây- phần lãnh thổ Israel chiếm đóng của Palestine.
Đây là vụ xả súng thứ hai xảy ra tại thủ đô Tel Aviv của Israel trong năm nay và là một trong những vụ tấn công nghiêm trọng nhất tại Israel nhắm vào các mục tiêu thương mại và giải trí. Làn sóng bạo lực đã bùng phát giữa Israel và Palestine từ tháng 10/2015 và đến nay những phần tử quá khích tại Palestine đã tấn công giết hại 31 người Israel và 2 công dân Mỹ đang du lịch tại Israel.
Các nhà lãnh đạo Israel lên án mạnh mẽ vụ xả súng này, gọi đây là “hành động giết người tàn bạo của chủ nghĩa khủng bố”. Phát biểu trước báo giới Thủ tướng Netanyahu nói: “Đây là hành động do những kẻ khủng bố thực hiện, những kẻ không coi trọng mạng sống của con người và luôn chọn mục tiêu là người dân thường vô tội… Chúng tôi sẽ có những hành động cần thiết để đáp trả lại những kẻ tấn công và bảo vệ người dân Israel”.
Nhân chứng kể lại vụ xả súng kinh hoàng tại Tel Aviv
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên án mạnh mẽ vụ tấn công, nhấn mạnh “không điều gì có thể biện minh” cho các vụ tấn công hèn nhát nhằm vào người vô tội. Phía Mỹ sẽ duy trì liên lạc với chính quyền Israel để trợ giúp. Mỹ kêu gọi các lãnh đạo Israel và Palestine áp dụng “các bước đi cụ thể” nhằm xây dựng lại lòng tin giữa hai cộng đồng.
Sau vụ xả súng, Israel vừa đình chỉ việc cho phép 83.000 người Palestine vào lãnh thổ nước này trong tháng lễ Hồi giáo Ramadan sau vụ đánh bom ở Tel Aviv.
Cơ quan quản lý vấn đề dân sự của Israel tại khu vực Bờ Tây (COGAT) ra tuyên bố nêu rõ, toàn bộ giấy phép tham dự lễ Ramadan, đặc biệt là giấy phép dành cho các gia đình từ Judea và Samaria đến Israel đều bị đình chỉ. Israel: Thủ phạm trong vụ xả súng tại Tel Aviv là người Palestine
2. Với 302 phiếu thuận và 16 phiếu chống, thượng viện Pháp ngày 8/6 đã thông qua nghị quyết nới lỏng trừng phạt Nga liên quan đến khủng hoảng Ukraine.
Thượng viện Pháp ngày 8/6 đã thông qua nghị quyết nới lỏng trừng phạt Nga. (ảnh: KT). |
Nghị quyết này do Ủy ban đối ngoại của thượng viện phối hợp với lực lượng vũ trang và quốc phòng Pháp đề xuất.
Nghị quyết kêu gọi chính phủ Pháp thảo luận việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt Nga với các nước thành viên của Liên minh Châu Âu tại Brussels, Bỉ.
Nghị quyết nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt cần phải được thực thi phù hợp với những tiến bộ trong thực thi thỏa thuận hòa bình Minsk về tình hình Ukraine.
Nghị quyết cũng kêu gọi Pháp hủy các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với các thành viên trong quốc hội Nga, nhằm tạo điều kiện xúc tiến cuộc đối thoại giữa hai nước.
G7 đạt thỏa thuận về việc tiếp tục trừng phạt Nga
3. Nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, lực lượng Hải quân nước này đang tăng cường sự hiện diện ở Địa Trung Hải. Động thái này diễn ra trước khi Hội nghị thượng đỉnhNATOtại Warszawa, Ba Lan được tổ chức vào tháng tới nhằm thảo luận các biện pháp đối phó với những mối đe dọa trong khu vực và đẩy mạnh cuộc chiến chống tổ chức khủng bố IS.
Cụm tàu tác chiến do tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower dẫn đầu. (Ảnh: Reuters). |
Trong một tuyên bố, Bộ chỉ huy quân sự của Mỹ ở châu Âu xác nhận, hôm 8/6 tàu sân bay Dwight Carrier Strike đã tiến vào vùng biển Địa Trung Hải với sứ mệnh cùng chiến hạm Truman hỗ trợ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ ở châu Âu và đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố IS.
Động thái vừa nêu diễn ra trùng thời điểm Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO đang tiến hành tập trận ở khu vực Đông Âu.
4. Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin ngày 8/6 bác bỏ các tuyên bố cho rằng nước này đang vũ trang cho IS.
Nga trước đó nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự cho các tay súng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thông qua các tổ chức phi chính phủ.
Các tay súng Nhà nước Hồi giáo. (ảnh: commdiginews). |
Theo ông Ibrahim Kalin, các cáo buộc này là vô căn cứ và là sự tuyên truyền sai lệch của Nga. Ông Ibrahim Kalin cũng bày tỏ lo ngại về tình hình chiến sự đang diễn ra tại thành phố Aleppo của Syria, có thể khiến hàng trăm nghìn người sơ tán sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại cuộc họp báo, người phát ngôn Tổng thống cũng hi vọng sẽ có kết quả tích cực trong các cuộc đối thoại với Liên minh châu Âu về việc miễn thị thực cho công dân nước này.
Ông Ibrahim Kalin cho rằng, các nước Liên minh châu Âu không nên đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi luật chống khủng bố, vì nước này cần luật này để chống lại các mối đe dọa an ninh.
5. Triều Tiên ngày 9/6 đã lên tiếng cảnh báo sẽ không nương tay thực hiện hành động trả đũa nhằm vào Hàn Quốc sau khi cáo buộc Seoul liên tục xâm phạm hải phận và không phận ở khu vực ngoài khơi bờ biển phía Tây của nước này.
Một máy bay do thám của Hàn Quốc. (Ảnh: UPI). |
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA cho rằng, máy bay do thám không người lái của Hàn Quốc đã thực hiện các chuyến bay trên biển Hoàng Hải, dọc theo ranh giới phía Tây giữa hai miền Triều Tiên hôm 7/6 và có ba lần xâm nhập trái phép vào không phận của Triều Tiên để thực hiện các cuộc trinh sát trên không.
Theo tuyên bố của KCNA, máy bay do thám của Hàn Quốc đã bay sâu vào không phận Triều Tiên tới 10 km.
Cũng theo KCNA, một tàu tuần tra của Hải quân Hàn Quốc cùng với 4 tàu cá khác của nước này đã xâm phạm hải phận của Triều Tiên ít nhất 5 lần trong cùng một ngày.
KCNA nêu rõ: “Sự khiêu khích quân sự leo thang chắc chắn sẽ kích động một sự kháng cự không nhân nhượng”.
6. Lực lượng chính phủ Iraq vừa giành thêm được một khu vực phía Nam thành phố Fallujah từ tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Theo người phát ngôn Cơ quan chống khủng bố Iraq Sabah an- Norman, lực lượng an ninh Iraq đã tiến đánh các khu vực phía nam Fallujah và giành lại được quyền kiểm soát hoàn toàn hai huyện An Shuhada và An Thanya.
Quân đội Iraq tiến sát thành phố Fallujah. Ảnh AP. |
Sau khi đẩy lui được các tay súng IS và giải cứu người dân bị bắt giữ làm con tin, quân đội và cảnh sát Iraq khẩn trương tiến hành công việc rà phá bom mìn.
Theo Trung tướng Abdelwahab al-Saadi, chỉ huy hoạt động tác chiến, việc giành lại được huyện An Thanya là một bước tiến quan trọng, mở đường cho đợt tổng tiến công vào trung tâm đầu não của IS ở Fallujah từ các ngả phía Nam và phía Tây.
Vị quan chức này tuyên bố rằng thành phố Fallujah sẽ được giải phóng trong "vài ngày tới". Fallujah, thành phố đầu tiên của Iraq bị rơi vào tay lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS hồi tháng 1/2014, trở thành một trọng những sào huyệt chính của tổ chức khủng bố này ở Iraq./. 90.000 người dân Fallujah (Iraq) đang bị IS lợi dụng làm lá chắn sống