1. Sau phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 đối với vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc tuân thủ phán quyết này.
Trong một tuyên bố đưa ra vào tối 12/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nêu rõ quyết định của Toà Trọng tài là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung trong việc giải quyết một cách hoà bình những tranh chấp tại Biển Đông.
Mỹ hy vọng các bên tuân thủ nghĩa vụ của mình và khuyến khích các bên làm rõ những đòi hỏi chủ quyền theo luật pháp quốc tế cũng như cùng nhau phối hợp quản lý và giải quyết tranh chấp.
Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm qua 12/7 kêu gọi các bên có tranh chấp tại Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế và tránh các hành động làm gia tăng căng thẳng.
Về phía Liên minh châu Âu, phát biểu bên lề Hội nghị Thượng đỉnh EU-Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh ngày 13/7, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói: “EU sẽ tiếp tục lên tiếng ủng hộ việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển”.
“Chúng tôi ghi nhận phán quyết được Tòa Trọng tài Thường trực công bố ngày hôm qua. Tôi hy vọng phán quyết này sẽ được sử dụng để tạo ra xung lực tích cực giúp tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho tranh chấp ở Biển Đông”, ông Tusk nói thêm.
Chính phủ các nước trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… cũng ra tuyên bố kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế ở La Hay và kiềm chế, không để căng thẳng leo thang trong khu vực.
EU kêu gọi tuân thủ phán quyết của Tòa PCA
Ứng viên Trump và Clinton cùng lên tiếng về phán quyết từ Tòa PCA
Liên Hợp Quốc kêu gọi tôn trọng luật quốc tế sau phán quyết từ PCA
Phản ứng đầu tiên của Mỹ về phán quyết từ PCA
2.Phán quyết của Tòa PCA cũng trở thành tâm điểm của Hội thảo Biển Đông lần thứ 6 vừa diễn ra tại Washington DC, Mỹ. Cũng giống như tuyên bố của chính phủ các nước, các học giả quốc tế đều ủng hộ phán quyết của tòa và cảnh báoTrung Quốcsẽ tiếp tục bị cô lập hơn nữa nếu không tuân thủ phán quyết này.
Các học giả tại Hội thảo Biển Đông. |
Trước việc Trung Quốc tuyên bố bác bỏ phán quyết từ Tòa PCA, giới chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ khó có thể thay đổi lập trường trong một sớm một chiều nhưng với phán quyết vừa được PCA công bố thì tình hình Biển Đông sẽ được cải thiện.
Một số ý kiến cho rằng, trước cách hành xử bất chấp luật pháp của Trung Quốc, Mỹ cần duy trì sự cân bằng quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, giữ vững cam kết với các đồng minh và bảo vệ tự do hàng hải và thương mại trong khu vực.
“Tham vọng của Trung Quốc không dừng lại sau phán quyết từ PCA”
Hội thảo Biển Đông ở Mỹ “nóng bỏng” với phán quyết từ PCA
“Philippines nên giục Trung Quốc đàm phán sau phán quyết từ PCA“
3.Bất chấp lời kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế từ nhiều quốc gia cũng như các học giả có uy tín, sáng nay (13/7), Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã tổ chức họp báo công bố cái gọi là “Sách Trắng Trung Quốc kiên trì thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với Philippines”.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân. (Ảnh: EPA) |
Trong đó, Trung Quốc tiếp tục ngang ngược tuyên bố nước này có “chủ quyền” đối với các quần đảo ở Biển Đông, đồng thời chỉ trích Philippines cũng như chỉ trích phán quyết của Tòa trọng tài.
Nguy hiểm hơn, Trung Quốc cùng ngày đã lớn tiếng đe dọa sẽ thiết lập ADIZ ở Biển Đông - động thái được cho là sẽ làm leo thang căng thẳng trong khu vực.
AP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân: “Trung Quốc có quyền làm như vậy. Chúng tôi đã thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của mình ở biển Hoa Đông”.
Giải thích cho tuyên bố nói trên, ông Lưu bao biện rằng, việc thiết lập ADIZ ở Biển Đông là nhằm chống lại những mối đe dọa ngày càng gia tăng nhằm vào Trung Quốc.Trung Quốc công bố Sách Trắng phản bác phán quyết từ PCA
4. Trong một bước đi nhằm thống nhất sự đoàn kết của nội bộ đảng Dân chủ trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Thượng nghị sĩ bang Vermont ông Bernie Sanders hôm qua (12/7) đã tuyên bố ủng hộ cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trở thành ứng cử viên đại diện cho đảng này trong cuộc đấu tay đôi với đảng Cộng hòa.
Ông Bernie Sanders đã tuyên bố ủng hộ cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chạy đua vào Nhà Trắng. (Ảnh: UPI) |
Phát biểu trước những người ủng hộ, ông Sander nhấn mạnh, điều quan trọng là các đảng viên Dân chủ phải đoàn kết để đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng hòa, tỷ phú Donald Trump trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 8/11 tới và ông cam kết sẽ ủng hộ bà Hillary trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Tuyên bố của ông Sanders là một sự khích lệ lớn đối với bà Hillary, đồng thời loại bỏ rào cản cuối cùng để cựu Ngoại trưởng Mỹ trở thành ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ.Ông Sanders ủng hộ bà Clinton làm ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ
5. Ngày 13/7, Hàn Quốc và Mỹ đã chọn thị trấn Seongju thuộc vùng núi phía Nam Hàn Quốc, làm địa điểm triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.
Một quả tên lửa được phóng đi từ hệ thống THAAD của Mỹ. (Ảnh: AP) |
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nhóm làm việc chung của Hàn Quốc và Mỹ đã đề xuất khu vực Seongju thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang, cách thủ đô Seoul 296km về phía Đông Nam là địa điểm tối ưu để triển khai và Bộ trưởng Quốc phòng của hai nước đã chấp thuận.
Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Yoo Jeh-seung nói: “Chúng tôi chọn khu vực phía Đông Nam ở Seongju để triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối nhằm giảm thiểu các tác động với người dân địa phương và môi trường.
Ngoài ra, tại vị trí này, Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối có thể bảo vệ tốt hơn từ 1/2 đến 2/3 số công dân của Hàn Quốc trước các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bảo về các cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước như các nhà máy điện hạt nhân, nhà máy lọc dầu cũng như lực lượng quân sự của liên minh Hàn - Mỹ.