1. Sau vụ tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ lao về phía tàu chiến Nga, Bộ Quốc phòng Nga đãtriệu tập tùy viên quân sự Thổ Nhĩ Kỳđể trao đổi vấn đề này.

the_gioi_1_wadc.jpg
Một lính Nga cầm súng AK đứng trên tàu hộ vệ Smetlivy. Ảnh: Sputnik.

Cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga vào hôm 13/12 cho hay, bộ này đã triệu tập tùy viên quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Moscow về một sự cố trên biển Aegean.

Thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ: thủy thủ đoàn trên tàu hộ vệ Smetlivy của Nga đã buộc phải dùng súng hạng nhẹ bắn cảnh báo để tránh va chạm với một tàu đánh cá của Thổ Nhĩ Kỳ cách đảo Limnos của Hy Lạp 22km vào hôm 13/12.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov đã triệu tập khẩn cấp đại diện quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Moscow sau vụ việc trên.

Trong khi đó, ngư dân tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định họ không hề tiến đến gần tàu hộ vệ của Nga như quân đội Nga tuyên bố.

Các ngư dân Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ việc diễn ra trên biển Aegean hôm 13/12 vừa tuyên bố rằng họ không hề tiến đến gần tàu hộ vệ Nga trong phạm vi dưới 1,8km. Họ cũng cho biết mình không nghe thấy tiếng súng cảnh cáo.

Theo Muzaffer Geçici - chủ của tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ ‘đụng độ” gần đây với tàu hộ vệ tên lửa Smetlivy ở biển Aegean, các thủy thủ không hề nghe thấy bất cứ sự cảnh báo từ phía chiến hạm Nga. Ông này cũng nói rằng trên thực tế phía họ không hề tiếp cận tàu Nga đến mức độ nguy hiểm.

2. Thổ Nhĩ Kỳ đã có hành động thủ thế trước Nga khi họ quyết địnhcấm quân nhân đi nghỉ mát tại Nga.

Đây là một biện pháp “đề phòng sau khi máy bay chiến đấu của Nga xâm phạm biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ và bị bắn hạ theo đúng quy định”.

Truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anatolia ngày 13/12 đưa tin, quân đội nước này đã cấm các quân nhân đi nghỉ tại Nga trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước tiếp tục leo thang sau vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga gần biên giới với Syria.

Lệnh cấm này không chỉ áp dụng với quân nhân mà với các các học viên trong học viện quân sự.

Hãng thông tấn Anatolia mô tả, đây là một biện pháp “đề phòng sau khi máy bay chiến đấu của Nga xâm phạm biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ và bị bắn hạ theo đúng quy định”.

3. Thất vọng khiến cử tri bỏ phiếu cho đảng cực hữu Pháp. Nhưng sang vòng 2 bầu cử Pháp, các lực lượng ôn hòa đã “dồn phiếu” để chặn đứng đà tiến của đảng này.

Le Pen, lãnh tụ đảng cực hữu Pháp tiến hành bỏ phiếu tại vòng 2 cuộc bầu cử khu vực của Pháp. Ảnh: AP.

Theo những thông tin mới nhất, cho đến thời điểm này, khoảng trên 90% số phiếu đã được kiểm và có thể khẳng định là Đảng cực hữu Mặt trận quốc gia (FN) đã không chiến thắng ở một vùng nào.

Đây là thành công do tính toán chiến lược của cả cánh tả và hữu khi buộc phải tiến hành những “hy sinh” cần thiết để dồn phiếu chặn đà tiến của Đảng cực hữu. Tuy nhiên, mối đe dọa của phong trào cực hữu tại Pháp chưa phải đã bị đẩy lùi.

Các liên minh cánh hữu thắng lớn ở 7 vùng, trong đó có những vùng đông dân và quan trọng nhất của Pháp như vùng Ile de France ở thủ đô Paris, vùng Provence-Alpes-Côtes d’Azur (PACA) phía Nam hay vùng Nord-Pas de Calais-Picardie phía Bắc. Liên minh cánh tả thắng ở 5 vùng.

4. 19 phụ nữ Saudi Arabia đã trúng cử vào các chức danh tại Hội đồng nhân dân thành phố trong cuộc bầu cử địa phương diễn ra ngày 12/12.

Phụ nữ Saudi Arabia. Ảnh: jewsdownunder.

Đây là lần đầu tiên phụ nữ Saudi Arabia được tham gia ứng cử và trúng cử trong các cuộc bầu cử ở quốc gia Hồi giáo này.

Cuộc bầu cử hội đồng địa phương lần này được xem là bước thăm dò về việc nới lỏng những hạn chế nghiêm ngặt áp đặt đối với phụ nữ ở Saudi Arabia.

Hơn 900 phụ nữ tham gia tranh cử vào các hội đồng địa phương, so với gần 6.000 nam giới. Theo kết quả mới nhất vừa được công bố, tính đến hết ngày hôm qua đã có 19 phụ nữ trúng cử vào Hội đồng thành phố.

5.

6.

7. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã gửi một bức thư kêu gọi sự đóng góp lớn hơn về mặt quân sự từ phía Đức. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 13/12đã bác bỏđiều mà tạp chí Tấm Gương (Der Spiegel) của Đức gọi là “lời đề nghị của Mỹ về việc tăng cường hỗ trợ quân sự chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel 

Trả lời phỏng vấn đài ZDF của Đức, bà Angela Merkel bày tỏ tin tưởng rằng, nước Đức đã làm tròn vai trò của mình và “không cần phải thảo luận về những vấn đề mới liên quan đến câu hỏi này vào thời điểm hiện tại”./.