Trả lời câu hỏi về động thái đưa tàu chiến vào các đảo và bãi đá mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, ông Carter cho biết, không có chuyện Mỹ giảm cường độ của hoạt động này.

wilbur_cnhx.jpg
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của Mỹ. Ảnh Hải quân Mỹ
“Chúng tôi buộc phải hành động”, ông Carter tuyên bố: “Chúng tôi sẽ tiếp tục điều máy bay và tàu chiến đến bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.

Tuyên bố của ông Carter được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng tiết lộ kế hoạch đầy tham vọng của Mỹ trong việc mạnh tay chi tiêu cho các loại vũ khí tối tân trong năm tài khóa 2017. Theo đó, các loại vũ khí này sẽ được thiết kế riêng để đối phó với Trung Quốc.

“Chúng tôi sẽ đầu tư hầu hết ngân sách quốc phòng vào các loại vũ khí nhằm đối phó với sự gia tăng hoạt động quân sự của Trung Quốc”, ông Carter nói.

2.Hàn Quốc ngày 2/2 tuyên bố việc Triều Tiên công bố dự định phóng vệ tinh thực ra là để che đậy kế hoạchphóng tên lửacủa nước này.

Reuters dẫn lời Hàn Quốc cảnh báo, Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt nếu cứ làm như vậy.

Theo phía Hàn Quốc, Triều Tiên cần ngừng ngay dự định này bởi nó vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh Yonhap
Lời cảnh báo của phía Hàn Quốc được đưa ra sau khi Triều Tiên ngày 1/2 tuyên bố dự định phóng một “vệ tinh quan sát Trái đất” trong khoảng thời gian từ ngày 8-25/2.

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố: “Việc Triều Tiên công khai dự định phóng tên lửa tầm xa diễn ra vào thời điểm các nước đang bàn thảo về khả năng Hội đồng Bảo an áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân lần thứ 4 của nước này là một sự thách thức trực diện đối với cộng đồng quốc tế”.

3.Ngoại trưởng Anh Philip Hammond hôm qua (2/2) lên tiếng cáo buộc Nga đang hỗ trợ cho đồng minh của mình là Tổng thống Bashar al-Assad bằng cách ném bom những phe phái là đối thủ của ông này, thay vì chiến đấu chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng.

Hình ảnh tan hoang của Syria sau hơn 5 năm nội chiến. Ảnh AP
Ông Hammond bác bỏ chỉ trích của Nga rằng ông đang có những hành động “sai lầm nối tiếp sai lầm”; đồng thời cáo buộc Nga đang can thiệp vào Syria chỉ vì ông Assad.

“Liệu Nga có thực sự cam kết một tiến trình hòa bình hay họ chỉ sử dụng tiến trình này như một tấm bình phong để che đậy ý đồ thực sự, đó là cố gắng mang lại chiến thắng trên chiến trường cho ông Assad và tạo ra một nhà nước của người Alawite ở Tây Bắc Syria”, ông Hammond nói với các phóng viên tại Rome, Italy.

Người phát ngôn điện Kremlin, Dmitry Peskov bày tỏ thất vọng vì ông Hammond chỉ trích hành động quân sự của Nga tại Syria, đồng thời cho rằng, tuyên bố của Ngoại trưởng Anh là thiếu sự nghiêm túc, không đáng tin cậy.

Ông Peskov nói: “Những cáo buộc như vậy là không hợp lý, nó hoàn toàn không chính xác và mâu thuẫn với bản chất của những hoạt động mà Nga đang thực hiện ở Syria. Nga đang nỗ lực để tạo nên sự thay đổi một cách phù hợp, giúp người dân Syria trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố”.

4.Đại diện 23 nước tham gia liên minh quốc tế chống IS ngày 2/2, đã bày tỏ lo ngại về sự phát triển củanhóm cực đoan tại Libya.

Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh, chiến dịch không kích của liên quân quốc tế đã giúp làm suy yếu nhóm IS tại Iraq và Syria, song nhóm cực đoan này lại đang tăng cường hoạt động tại Libya, với mục tiêu hàng đầu là các nguồn lực của quốc gia Bắc Phi này.

Phiến quân IS tại Libya. Ảnh AP
Theo ông Kerry, một số nước cũng đã triển khai quân tới Libya và một cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng sẽ diễn ra tại Brussels (Bỉ) vào tuần tới để thảo luận về chiến dịch không kích.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục gia tăng sức ép với IS trên mọi phương diện, ngăn không cho chúng mở rộng mạng lưới, cắt các nguồn tài chính, phơi bày sự dối trá của chúng. Và chúng tôi cam kết sử dụng mọi nguồn lực trong khả năng của mình để duy trì đà tấn công trên mọi mặt trận”, ông Kerry nói.

5.Ngày 2/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triển khai một đơn vị ứng phó toàn cầu trong bối cảnhvirus Zikalây lan nhanh chống tại Mỹ Latin.

WHO đồng thời cảnh báo loại virus nguy hiểm này có thể bùng phát tại châu Phi và châu Á, những khu vực có tỷ lệ sinh cao nhất trên thế giới.

Một nhân viên y tế Brazil phun thuốc khử trùng phòng chống dịch Zika. Ảnh AP
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cam kết Chính phủ nước này sẽ huy động mọi nguồn lực cần thiết để đối phó với virus Zika.

Phát biểu trong phiên họp Quốc hội bà Rousseff nói: “Brazil đang trong cuộc chiến khẩn cấp trước sự lây lan nhanh chóng của virus Zika. Brazil sẽ không để thiếu hụt nguồn ngân sách đối phó dịch bệnh tại các khu vực bùng phát virus Zika. Đối phó bằng cách hiệu quả và thích hợp nhất, chúng tôi có thể ngăn chặn những tác động xấu tới dân số”.

Trước đó 1 ngày, WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp trước diễn biến bùng phát virus Zika tại Mỹ Latin và Caribbean. Trong đó, Brazil là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hơn 3.7 trăm trẻ sơ sinh tại Brazil đã mắc chứng bệnh “đầu nhỏ” do người mẹ nhiễm Zika khi mang thai.

Kể từ khi bùng phát tại Brazil hồi tháng 5 năm ngoái, đến này Zika đã lây lan tới 24 nước và vùng lãnh thổ tại châu Mỹ.