TờSputnikngày 14/6 dẫn lời cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ - NSA Mark Klein cho rằng, vụ xả súng tại câu lạc bộ đêm ở thành phố Orlando, bang Flordia là một biểu hiện của tình trạng bạo lực trong xã hội Mỹ ngày càng gia tăng chứ không hoàn toàn là hậu quả của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Ông Klein nói: “Bạo lực rõ ràng đã ăn sâu và lan rộng trong xã hội Mỹ và chỉ có những kẻ ngu ngốc mới đổ lỗi hoàn toàn cho chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Có nhiều những sự cố chẳng có liên quan gì đến chủ nghĩa khủng bố nước ngoài mà liên quan đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay đơn giản là bạo lực trong giới trẻ…”.
Mặc dù kẻ gây ra vụ xả súng ở Orlando Omar Mateen, 29 tuổi, con trai một người nhập cư Afghanistan đã tuyên bố trung thành với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nhưng Klein chỉ ra rằng, vụ việc nên được nhìn nhận như là một phần của làn sóng bạo lực trong xã hội Mỹ chứ không nên quy kết tất cả cho chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Theo ông Klein, các vụ bắn giết hàng loạt gần đây ở Mỹ trên thực tế mang những động cơ khác nhau.
Klein đưa ra dẫn chứng cụ thể về vụ Adam Lanza giết chết 20 học sinh Trường tiểu học Sandy Hook và 6 người lớn ở Newtown, Connecticut ngày 14/12/2012 có nguyên nhân là do kẻ thủ ác bị rối loạn tâm lý.
Trong khi vụ Dylann Storm Roof giết chết 9 người Mỹ gốc Phi ở South Carolina hay như vụ Robert Lewis Deer bắn chết 3 người ở Colorado lại là kết quả của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay tôn giáo.
"Liên quan đến những vụ thảm sát mà hung thủ đều công khai tuyên bố ủng hộ những nền tảng của Hồi giáo, có người sẽ nói rằng, hành động man rợ của chúng là tấm gương phản chiếu chính sách giết người sử dụng máy bay không người lái của Mỹ… Những tội ác ấy dần chồng chất lên như một vòng luẩn quẩn", ông Klein nói.
Ông Klein nhận định rằng, “vòng tròn” giết chóc không có hồi kết do những động cơ khác nhau gây ra này sẽ tiếp diễn trong tương lai gần.
"Tôi không có một giải pháp tức thời nào cho việc này", ông Klein kết luận.
Theo công bố của FBI, Mateen đã nằm trong danh sách theo dõi kể từ năm 2013 sau khi các đồng nghiệp tố cáo hắn có những bình luận khá “manh động” về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Sau hai cuộc thẩm vấn, FBI không thể chứng minh rằng Mateen có liên hệ với bất kỳ nhóm khủng bố nào. FBI thẩm vấn Mateen thêm một lần nữa vào năm 2014 về mối quan hệ với một kẻ đánh bom tự sát nhưng lại phải để anh ta được tự do sau khi không có đủ bằng chứng thuyết phục./.Trump lại lên giọng chống người Hồi giáo sau thảm sát Orlando
Thảm sát ở Orlando: Vì sao “sói đơn độc” lại nguy hiểm?