Lệnh bắt ghi rõ hành vi này đã gây rối loạn trong nhân dân, tạo sự bất ổn đối với quốc gia. Trong tuần qua, hàng loạt các sự kiện đã xẩy ra liên quan đến việc một số nhóm và tổ chức cho rằng, đã xẩy ra tham nhũng tại công viên này. 

61f1812cfd74476ea8b2ace35ba4cf43_ugxh.jpg
Công trường xây dựng công viên Ratchapakdi. (ảnh: Bangkok Post).

Trước sức ép của dư luận cũng như việc kêu gọi của các bên cho rằng, chính phủ phải vào cuộc điều tra vụ tham nhũng tại công viên Ratchapakdi, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã lên tiếng chỉ thị các cơ quan chống tham nhũng của nước này vào cuộc điều tra, kể cả các cơ quan của quân đội do một số cáo buộc cho rằng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Udomdej Sitabutr phải chịu trách nhiệm chính trong vụ việc này và phải từ chức để nhận trách nhiệm. 

Bản thân Thủ tướng Thái Lan lẫn Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwan cũng đều cho rằng, việc có từ chức hay không phải là do ông Udomdej tự quyết định.

Thông tấn xã quốc gia Thái Lan NNT cũng đưa tin cho biết, Bộ trưởng Tư pháp nước này vừa thừa nhận có tham nhũng trong dự án này. Tuy nhiên mặc dù quân đội là đơn vị phụ trách việc xây dựng công viên này nhưng do công tác điều tra vẫn đang tiến hành nên chưa thể biết được là cấp nào sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ việc nếu có tham nhũng xẩy ra.

Bản thân Thủ tướng Prayuth luôn có mức tín nhiệm cao trong xã hội về công tác điều hành chính phủ, đặc biệt là việc phòng chống tham nhũng. 

Vì vậy những phản ứng của Thủ tướng Prayuth về vụ xây dựng công viên Ratchapakdi trong thời gian tới sẽ được dư luận xã hội đặc biệt chú ý bởi nhiều cuộc điều tra dư luận xã hội trong hơn 1 năm qua cho thấy, người dân Thái Lan vẫn tin tưởng vào sự thẳng thắn trong điều hành công việc của Thủ tướng Prayuth./.