Anh ra đi, mối lo lớn nhất của Liên minh châu Âu có lẽ chưa phải là khủng hoảng kinh tế mà là khủng hoảng chính trị do hiệu ứng Domino của sự kiện này. Và Tây Ban Nha có thể là mối lo mới của Liên minh châu Âu (EU) khi kết quả cuộc trưng cầu ý dân ở Anh đã tác động đáng kể đến tâm lý của cử tri “Xứ sở Bò tót” ngay trước thềm cuộc tổng tuyển cử ngày 26/6. Nếu các đảng phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng, muốn cải tổ Liên minh châu Âu chiếm ưu thế thì rất có thể họ sẽ thúc đẩy một kịch bản tương tự như nước Anh.
Những cử tri Anh ủng hộ Brexit ăn mừng chiến thắng. (ảnh: EPA). |
Sau khi nước Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu, các phong trào phản đối hội nhập và đòi cải tổ liên minh này lên cao ở nhiều nước như Pháp, Italia… Nhưng ảnh hưởng tức thì nhất có lẽ là Tây Ban Nha, nơi cử tri cũng sẽ có cơ hội thể hiện quan điểm của họ vào ngày mai dù đó không phải trong một cuộc trưng cầu ý dân.
Một cử tri ủng hộ đảng cánh tả Unidos Podemos bày tỏ: “Mọi người đổ lỗi việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu là do chủ nghĩa dân túy. Một người đảng Xã hội đã nói với tôi rằng sai lầm nằm ở chỗ họ đã hỏi ý kiến người dân về vấn đề đó. Nhưng nếu không phải chính người dân có quyền thể hiện quan điểm của họ trong vấn đề này thì ai còn có quyền đó nữa? Chính phủ ư? Những người chỉ huy con tàu đất nước đi bất cứ đâu họ muốn”.
Thành lập năm 2014 trong cơn sốt phản đối cắt giảm chi tiêu ở Tây Ban Nha, đảng Unidos Podemos bất ngờ về thứ 3 trong cuộc bầu cử tháng 12 năm ngoái, giành được đến 69 ghế tại Hạ viện 350 ghế của nước này.
Các cuộc thăm dò dư luận từ đó đến nay cho thấy đảng Podemos thậm chí đang vươn lên vị trí thứ hai. Điều này cho phép cánh tả trở thành lực lượng tiềm năng thành lập chính phủ liên minh và chấm dứt thời kỳ hoàng kim của phe trung hữu tại Tây Ban Nha. Lo ngại "hiệu ứng domino" ở EU từ Brexit
Trong khi đó, đảng Xã hội đứng ở vị trí thứ hai trong cuộc bầu cử tháng 12 ngăm ngoái với 90 ghế lại chứng kiến sự ủng hộ dành cho họ giảm đáng kể. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy họ chỉ giành được 78 đến 85 ghế trong cuộc bầu cử lần này và có thể là kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử 40 năm tồn tại của đảng này. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ quan lập pháp Tây Ban Nha một lần nữa không có đảng nào giành được đa số.
Kết thúc chiến dịch tranh cử ngày 24/6, quyền Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã kêu gọi cử tri nước này hãy sáng suốt thành lập một chính phủ đủ mạnh để ổn định tình hình đất nước trước những sóng gió khi con thuyền nước Anh rời khỏi châu Âu.
“Giờ đây tất cả người dân châu Âu phải đối mặt với nguyện vọng của cử tri Anh muốn rời khỏi Liên minh châu Âu. Đây là một trong những quyết định đáng buồn nhất mà tôi chứng kiến trong sự nghiệp chính trị của mình. Nhưng để đối mặt với điều đó một cách thích đáng, để bảo vệ những lợi ích của người dân châu Âu, để tiếp tục hội nhập, để bảo vệ ước nguyện của người dân Tây Ban Nha, chúng ta cần một chính phủ vững mạnh, với sự hiểu biết, vững vàng về kinh tế và thể hiện được điều đó qua hành động”, ông Mariano Rajoy nói. Hối hận vì Brexit, nhiều cử tri Anh ước có thể bỏ phiếu lại
Đảng Nhân dân (PP) của ông Rajoy được kỳ vọng là đảng giành được nhiều sự ủng hộ nhất trong cuộc bầu cử ngày mai. Nhưng vấn đề nằm ở những đảng có thể bám sát đảng Nhân dân trong cuộc đua này.
Và để tránh một cuộc bầu cử thứ ba trong vòng hơn nửa năm, đảng Xã hội sẽ phải lựa chọn một trong hai phương án: Một là ủng hộ liên minh cánh tả dẫn đầu bởi một đảng cạnh tranh với họ; Hai là tham gia một chính phủ dẫn đầu bởi một đối thủ chính trị là đảng Nhân dân (PP) trung hữu đến giờ này vẫn được cho là nhiều khả năng dẫn đầu cuộc bầu cử./.