Theo RT, phát biểu trước báo giới, ông Rogozin khẳng định: “Nếu chúng tôi không cho phép, họ (Pháp) không thể bán bất kỳ thứ gì”. 

mistral_kohd.jpgHai chiếc tàu Mistral mà Pháp đóng cho Nga (Ảnh Reuters)

Ông Rogozin cũng nói thêm rằng ông đã giải thích cặn kẽ việc này cho phía Pháp bởi Nga đã được chứng nhận là bên tiếp nhận cuối cùng phần phía đuôi tàu Mistral. 

Theo đó, phần phía đuôi chiếc tàu chở trực thăng Mistral được đóng tại một xưởng đóng tàu ở Saint Petersburg trước khi chuyển về Pháp để tiếp tục hoàn thiện. 

Chính vì thế, Pháo sẽ không thể sử dụng tàu Mistral như một tàu trong hạm đội của mình bởi chiếc tàu chiến này được đóng theo đúng các thông số kỹ thuật của Hải quân Nga. 

Ông Rogozin trấn an các nhà báo rằng: “Mọi chuyện sẽ ổn thỏa, đừng lo lắng gì cả” bởi “mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát”. 

Trước đó, tờ Le Figaro của Pháp dẫn một nguồn tin cho biết, Paris định bán tàu Mistral cho một bên thứ 3 hoặc trong tình huống xấu nhất là đánh đắm tàu này. 

Năm 2011, Nga và Pháp đã ký một hợp đồng trị giá 1,12 tỷ euro để Pháp đóng 2 tàu lớp Mistral cho Nga. 

Theo hợp đồng, Nga đáng nhẽ phải nhận được chiếc tàu đầu tiên mang tên Vladivostok vào tháng 10/2014 và chiếc tàu thứ 2 mang tên Sevastopol vào năm 2015 nhưng Pháp đã không tuân thủ hợp đồng nói trên. 

Vào giữa năm 2014, dưới áp lực của Mỹ và EU, Pháp đã trì hoãn vô thời hạn việc bàn giao tàu Mistral cho Nga với cáo buộc Nga “xâm chiếm” Crimea và “có dính líu” đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine. 

Vào cuối tháng 4/2015, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã lên tiếng xác nhận rằng Nga sẽ nhận được khoản tiền bồi thường nếu Pháp không bàn giao tàu Mistral cho Nga. 

Truyền thông Pháp cho hay, Paris sẽ chuển cho Nga 800 triệu euro tiền bồi thường cộng thêm 300 triệu euro nữa cho các chi phí phát sinh./.