Việc cải cách sẽ được thực thi từ nay cho tới năm 2018.

Kết quả các cuộc thăm dò dư luận thực hiện cuối tháng trước cho thấy, có 60% người Pháp cho biết là họ không muốn khoảng thời gian nghỉ hưu của họ bị rút ngắn.

Trước đó, Bộ trưởng Lao động Pháp Eric Woerth đã có các cuộc họp với đại diện các công đoàn lớn và tổ chức giới chủ ở Pháp để thảo luận về kế hoạch cải cách chế độ hưu trí và trợ cấp về hưu.

60% người dân Pháp không ủng hộ việc nâng độ tuổi nghỉ hưu

Đối với chính phủ Pháp, việc thực hiện kéo dài thời gian làm việc và đóng góp vào quỹ hưu trí là cần thiết trong tình hình dân số hiện nay (tuổi thọ tăng, tỷ lệ sinh giảm).

Tuy nhiên, giới công đoàn không ủng hộ việc tăng tuổi về hưu và thời gian đóng góp đối với người lao động, bởi khi đó, người lao động sẽ vất vả hơn và đóng góp sẽ nhiều hơn, cuộc sống sẽ khó khăn hơn.

Dự kiến, quyết định về kế hoạch cải tổ chế độ hưu bổng sẽ được đưa ra Quốc hội Pháp thảo luận thông qua vào tháng 9 tới.

Không chỉ tại Pháp thực hiện việc cải cách hưu bổng, tại châu Âu, một số nước đã áp dụng nâng tuổi nghỉ hưu, như ở Đức và Anh đã tăng độ tuổi nghỉ hưu lên đến 67 và 65 tuổi.

Trước đây, Pháp và Tây Ban Nha áp dụng chế độ khuyến khích người đến tuổi nghỉ hưu tiếp tục ở lại làm việc lâu hơn trong trường hợp có thể. Khi đó, mức lương hưu sẽ tăng 2% đối với những người nghỉ hưu sau tuổi 65.

Tại Phần Lan, chế độ khuyến khích cho phép người về hưu trong độ tuổi từ 63 đến 68 cũng có thêm một phần thu nhập. Ở Thụy Điển, độ tuổi về hưu được xem xét linh hoạt hơn, bắt đầu ở tuổi 61./.