Cháy rừng tại Australia trong những ngày qua đã làm cả thế giới bàng hoàng, tạo ra sự cảm thông và phong trào quyên góp từ thiện giúp đỡ người dân Australia lớn chưa từng có. Hiệu ứng này có được phần lớn là nhờ các tin tức và các hình ảnh gây chấn động thế giới. Tuy nhiên, nhiều hình ảnh trong số này lại được xác định là tin giả hoặc là những ảnh đã cũ, ảnh của các sự kiện khác.

anh_1_jecy.jpg
Hình ảnh 3D của một thợ ảnh ở Brisbane, Australia mô tả diện tích rừng đang bị cháy của Australia. Đây thực ra không phải là một bức ảnh thật mà chỉ là sản phẩm đồ họa được xây dựng dựa trên việc làm quá lên thông tin của NASA. Tuy nhiên hình ảnh này đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội trong hơn 1 tháng qua, từ ngày 5/12 đến 5/1.
Hình ảnh bản đồ mà tổ hợp truyền thông ABC của Mỹ đưa ra so sánh về diện tích Australia đang chị cháy rừng so sánh với diện tích nước Mỹ được xây dựng dựa trên thông tin không chính xác.
Hình ảnh 1 người phụ nữ đang dầm mình dưới nước với 5 em nhỏ và cùng nhau bám vào 1 cầu tàu là hình ảnh ghi lại từ cháy rừng tại bang Tasmania vào năm 2013.
Đây là hình ảnh photoshop, không phải ảnh thật.

Biên tập viên Stephanie Hunt của tờ trang tin Storyful, nơi rất nhiều mạng xã hội và trang tin quốc tế trích dẫn thông tin cho biết, nhiều hình ảnh được phán tán nhanh chóng trong những ngày qua là những hình ảnh cũ. Tuy vậy, nhiều ngôi sao nổi tiếng, trong đó có cả các phóng viên của kênh truyền hình 9 News của Australia cũng lan truyền những hình ảnh không đúng này.

Một lần nữa, vụ cháy rừng tại Australia cho thấy trước khi chia sẻ bất kỳ hình ảnh và thông tin trên mạng xã hội, chúng ta cần cân nhắc và kiểm tra nguồn tin kỹ càng tránh gây ra những hệ lụy không đáng có./.