Tân Hoa xã phân tích rằng năm 2014, Thủ tướng Nhật Bản sẽ tiếp tục kế hoạch cải cách Hiến pháp Nhật Bản, trong đó tập trung vào việc tăng cường sức mạnh cho Quốc phòng.

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản tập trung vào vấn đề này, mà mục đích chính ở đây nhằm đối phó với những hành động “làm mưa làm gió” của Trung Quốc gần đây tại khu vực Đông Bắc Á.

abe1.jpg
Liệu ông Abe có thành công trong chiến lược của mình? (Ảnh: Tân Hoa xã)

Theo các nhà phân tích, cả Nhật Bản và Trung Quốc đang muốn đưa ra cái gọi là “thời đại hai nước lớn Nhật-Trung”.

Một giáo sư thuộc trường Đại học quốc tế Seoul, Hàn Quốc cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản đang muốn thiết lập một trật tự mới tại khu vực Đông Á.

Xét từ góc độ lịch sử thì việc hai nước đang “cạnh tranh với tư cách là cường quốc” chưa bào giờ xảy ra. Thời kỳ cận đại Trung Quốc chi phối khu vực Đông Á, nhưng sau chiến tranh Nhật-Trung, Nhật Bản đã làm giảm sức mạnh của Trung Quốc, khiến Trung Quốc bị “yếu thế” đi. Năm 2010, lần đầu tiên GDP của Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới. Và điều này khiến tham vọng “nước lớn” của Trung Quốc càng lớn.

GDP của Nhật Bản năm 2012 gần gấp đôi 3 nước Châu âu là Đức, Pháp, Anh cộng lại. Do vậy, hai nước Nhật Bản và Trung Quốc vượt Châu âu trở thành trụ cột của nền kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó, hai nước cũng đang ra sức tăng cường sức mạnh quốc phòng. Năm 2012, Trung Quốc đã chi khoảng 102,9 tỷ cho quốc phòng, đứng thứ hai thế giới về chi tiêu trong lĩnh vực này. Nhật Bản năm 2012 cũng đã chi cho ngân sách quốc phòng 59,4 tỷ USD đứng thứ 5 thế giới sau Anh và Nga.

Và năm 2014 này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự định tăng ngân sách quốc phòng làm sao đứng vị trí thứ 3 thế giới.

Tuy nhiên, hai nước vẫn đang rất gờm nhau về một số vấn đề mà tâm điểm là việc tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản công bố vào tháng 7/2013 đã chỉ trích rằng thông qua những hành động uy hiếp bằng vũ lực, Trung Quốc đang làm ảnh hưởng xấu tới an ninh khu vực. Trung Quốc lập tức trả miếng Nhật Bản khi cũng dùng những lời lẽ “đe dọa” Nhật Bản trong Sách trắng Quốc phòng của mình.

Điều đáng nói hơn là tình cảm của nhân dân hai nước Nhật Bản và Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng xấu bởi những “bài toán chính trị” của hai nước. Theo kết quả điều tra mới đây cho biết, thái độ yêu thích người Nhật của người dân Trung Quốc đã giảm 17%.

Mỹ - đồng minh thân cận của Nhật Bản cũng e dè hơn khi động đến Trung Quốc. Rõ ràng, Nhật Bản và Trung Quốc vẫn “gườm” nhau với tư thế cường quốc./.