Để hối thúc Triều Tiên đưa ra những biện phạp cụ thể, Nhật Bản đã thúc đẩy hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm sớm trả lại tự do cho công dân nước mình.

Từ năm 2014, Ủy ban điều tra đặc biệt về những người bị mất tích bao gồm cả những người bị bắt cóc đã được thành lập. Chính phủ Nhật Bản lo ngại những người bị bắt cóc sẽ già đi và chết nên tháng trước đã đề nghị Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ủy thác vụ việc cho Tòa án hình sự quốc tế xem xét liệu Triều Tiên xâm phạm nhân quyền hay không. 

0913_cong_dan_nhat_acnr.jpg
Cha mẹ của một công dân Nhật bị bắt cóc ở Triều Tiên năm 1977. (Nguồn: AFP)

Theo quan điểm của Nhật Bản, trong những năm 1970-1980 đã có 17 công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng chỉ trao trả 5 người, tuyên bố rằng số còn lại đều đã chết. Điều này khiến cho truyền thông Nhật Bản, thân nhân các gia đình có người bị bắt cóc giận dữ, yêu cầu chính phủ Nhật Bản phải giải quyết vấn đề này.

Để trấn an dư luận, chính quyền Nhật Bản đã mạnh tay đóng cửa các chương trình hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên. Tuy nhiên, hiện tại ở Nhật Bản, nhiều người tin rằng những người bị bắt cóc khó có thể trở về bởi phần lớn trong số họ đã qua đời, và rằng Triều Tiên đã làm mọi cách để không phải trao trả những người giúp Bình Nhưỡng đào tạo gián điệp tung vào nội địa Nhật Bản.

Trước đó, một nguồn tin cho rằng Nhật Bản đã đề nghị ​Mông Cổ làm trung gian giải quyết vấn đề bắt cóc công dân nói trên giữa Nhật Bản và Triều Tiên, và được Mông Cổ đồng ý./.