Một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết, trong cuộc điện đàm với Thủ tưởng Đức Merkel vào đầu tháng 4/2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nêu lập trường của mình và yêu cầu giải thích rõ hơn về mục đích của Ngân hàng Đầu tư phát triển hạ tầng châu Á. Bà Markel cho rằng, Nhật Bản nên tham gia vào Ngân hàng này với tư cách là thành viên G7, giống như các nước Châu Âu.

Trong khi đó, Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc phải giải thích rõ tính minh bạch trong hoạt động của Ngân hàng, phương thức cho vay cụ thể đối với hoạt động cho vay.   Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã trao đổi ý kiến với lãnh đạo các nước, đặc biệt là sẽ thảo luận sâu với Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm Mỹ vào ngày 28/4 và các nhà lãnh đạo G7 tại Hội nghị cấp cao G7 dự định sẽ diễn ra tại Đức vào thượng tuần tháng 6/2015. Trong trường hợp tham gia, Nhật Bản sẽ phải chi khoảng 360 tỷ Yên (tương đương với 3 tỷ USD) cho quĩ ban đầu.

abe_mnkc_xyhd.jpgThủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã trao đổi ý kiến với lãnh đạo các nước về vấn đề này. Ảnh (AP)
Cuối tháng 3/2015, với tư cách sẽ là thành viên sáng lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu á , các nước Anh, Đức, Nga, Brazil, Hàn Quốc đã đồng ý tham gia. Tuy nhiên, Nhật Bản và Mỹ lại đang nghi ngờ tính minh bạch của Ngân hàng này. 

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho biết nước này sẽ không tham gia Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu với tư cách thành viên sáng lập.

Ông Aso cho hay, Nhật Bản vẫn rất thận trọng khi cân nhắc việc gia nhập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á. Mặc dù hạn chót do Trung Quốc đặt ra cho các nước muốn trở thành thành viên sáng lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á  là ngày 31/3./.