rung_phap_ijno.jpg
Những người tị nạn đứng gần đống lửa trong cuối ngày đầu tiên lực lượng chức năng sơ tán trại tị nạn, được gọi là "rừng Calais". Họ được đưa đến những vùng trung tâm nước Pháp.
Một người tị nạn Ethiopia sững sờ trước lệnh sơ tán.
"Rừng Calais" tập trung thường xuyên khoảng hơn 6000 người tị nạn, chủ yếu là dân châu Phi, gồm cả người già, phụ nữ và trẻ em, sinh sống trong điều kiện cực kỳ tệ hại và tồn tại như một khu ổ chuột.
Điều này, một mặt tạo ra hình ảnh vô cùng xấu xí cho nước Pháp, mặt khác tạo ra những nguy cơ về một khủng hoảng nhân đạo.
Tiếp đến là vấn đề bạo lực và an ninh khi những người tị nạn ở đây tìm mọi cách xâm nhập vào đường hầm Eurotunnel để trốn sang Anh. Trong ảnh: Những người tị nạn xếp hàng để sơ tán.
Một người tị nạn Ethiopia rơi nước mắt khi phải rời "Rừng Calais".
Cảnh sát Pháp đang thực thi nhiệm vụ.
Câu hỏi "những người tị nạn rời khỏi Calais sẽ như thế nào?" được các báo đề cập nhiều.
Người tị nạn sẽ được phân thành 4 đối tượng: người lớn, trẻ em không gia đình, đối tượng đi cả gia đình và đối tượng thuộc diện nhạy cảm gồm người ốm, phụ nữ có thai.
Các đối tượng này sẽ được chia và phân vào khoảng 450 trung tâm đón tiếp và định hướng trên toàn nước Pháp (trong đó có 287 trung tâm được lập ra riêng cho việc sơ tán "rừng" Calais)

Hình ảnh những lều, lán trong "rừng" Calais.
Những người tị nạn đem theo đồ dùng cá nhân đi sơ tán.
Văn phòng phụ trách người tị nạn đề xuất với các đối tượng hai trung tâm đón tiếp để họ có sự lựa chọn, hoặc lựa chọn một nhóm muốn cùng đến một nơi.
Sau đó, những người tị nạn sẽ phải nộp giấy tờ xin tị nạn tại các thành phố đến và chờ câu trả lời. Nếu được chấp nhận họ sẽ được tiếp tục sinh sống tại Pháp và rời khỏi trung tâm đón tiếp trong vòng 3 tháng.
Nếu bị từ chối, người tị nạn phải rời khỏi trung tâm đón tiếp cũng như rời khỏi lãnh thổ nước Pháp. Trong ảnh: Người tị nạn trước một cơ sở tôn giáo của mình trong "rừng" Calais.