Sau khi Tổng thống Nga Putin lệnh cho các lực lượng hạt nhân sẵn sàng ở tình trạng cảnh giác cao độ, Tổng thư ký của NATO Jens Stoltenberg đã có phát biểu trên CNN cho rằng, đây là tuyên bố nguy hiểm và và vô trách nhiệm.

Nhà Trắng cũng ngay lập tức có phản ứng gọi động thái của ông Putin về đặt khả năng răn đe hạt nhân trong tình trạng báo động cao là "một bước leo thang khác" và "không cần thiết".

Một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Biden nói: "Ở mỗi giai của cuộc xung đột này, ông Putin đã đưa ra những lời đe dọa để biện minh cho các hành động gây hấn hơn. Ông Putin chưa bao giờ bị Ukraine hoặc NATO đe dọa. Lý do duy nhất khiến lực lượng Nga đối mặt với nguy hiểm là họ đã tấn công một quốc gia có chủ quyền và là một quốc gia không có vũ khí hạt nhân".

Trước đó, đồng loạt các nguồn tin Sputnik và Reuters ngày 27/2 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho các Chỉ huy quân đội đặt lực lượng răn đe hạt nhân trong tình trạng báo động cao sau những tuyên bố mà phía Nga cho là "thù địch" của NATO.

Tổng thống Putin cho rằng, NATO không chỉ thực hiện "những hành động không thân thiện" chống lại Nga trong lĩnh vực kinh tế, mà còn để giới chức cấp có những tuyên bố "thù địch" nhằm vào Moscow.

"Các quan chức hàng đầu của các quốc gia dẫn đầu NATO thường có những tuyên bố gây hấn về đất nước chúng tôi. Vì vậy, tôi ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng đưa lực lượng răn đe của quân đội Nga vào chế độ tác chiến đặc biệt", ông Putin nói trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov.

Trước tuyên bố của Tổng thống Putin, các nước phương Tây đang liên tiếp công bố những trừng phạt chưa từng có nhằm vào Nga. Phát biểu trong ngày 27/2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng, Nga sẽ phải "trả giá đắt" khi Đức tăng cường ngân sách quốc phòng.

"Ngày hôm qua, chúng tôi đã quyết định Đức sẽ chuyển vũ khí tới Ukraine để họ họ vệ", Thủ tướng Đức nói.

Thủ tướng Olaf Scholz cũng cho biết, ông sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP và phân bổ 100 tỷ euros (tương đương 112 tỷ USD) để hiện đại hoá trang bị cho quân đội Đức. Đây sẽ là khoản tăng ngân sách cho quốc phòng đáng kể của Đức.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Đức cũng nhắc đến gói trừng phạt chưa từng có nhằm vào Nga. Trong ngày 27/2, Đức đã đóng cửa không phận với Nga. Các chuyến bay nhân đạo sẽ chịu lệnh cấm này trong vòng 3 tháng./.