Mỹ, Israel, Hungary, Cộng hòa Séc và Ba Lan đã bỏ phiếu chống lại Hiệp ước không ràng buộc này. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, cách tiếp cận toàn cầu đối với vấn đề không phù hợp với chủ quyền của Mỹ và Mỹ không tham gia vào các cuộc đàm phán về Hiệp ước di cư.

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 19/12 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Hiệp ước di cư toàn cầu đã được thông qua với 152 phiếu ủng hộ, 12 phiếu trắng và 24 nước không bỏ phiếu. Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Maria Espinosa đánh giá ý nghĩa của Hiệp ước.

lhq_da_sua_xkop.jpg
Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Maria Espinosa. (Ảnh: KT)
“Trong bối cảnh các nước đang phải đối mặt với tình trạng di cư, để giải quyết bài toán này, vấn đề di cư phải được điều chỉnh, an toàn và có trật tự. Đây là một vấn đề liên quan đến tất cả chúng ta. Chúng ta phải luôn nhớ rằng, cần giải quyết bài toán liên quan đến hơn 250 triệu người di cư trên toàn thế giới và các cộng đồng đang phải tiếp nhận những người di cư này”- bà Maria Espinosa cho biết.

Hiệp ước di cư toàn cầu không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, song có thể được xem như "kim chỉ nam" đối với các quốc gia đang phải giải quyết vấn đề di cư. Mặc dù vậy, các nước cũng thừa nhận sẽ có nhiều thách thức trong quá trình thực thi hiệp ước này./.