Theo ông Barkindo, khoảng 7 triệu thùng dầu Nga đã đang biến mất khỏi thị trường thế giới mỗi ngày do các lệnh trừng phạt và những biện pháp hạn chế áp đặt lên Nga.

Quan chức OPEC cũng nhận định với EU rằng sự biến động hiện nay trên thị trường dầu mỏ nằm ngoài sự kiểm soát của OPEC và EU có trách nhiệm thúc đẩy một hướng đi thực tế cho việc chuyển giao năng lượng.

EU đã thông báo kế hoạch tham gia cùng Mỹ và Anh áp lệnh cấm vận lên các sản phẩm năng lượng của Nga. Tuy nhiên, không giống như Mỹ và Anh, châu Âu nhập khẩu phần lớn năng lượng từ Nga và các chuyên gia cảnh báo việc cố gắng cắt nguồn cung này có thể gây ra những hậu quả tồi tệ. Đức thậm chí dự đoán nguy cơ sụp đổ toàn bộ ngành công nghiệp trong khi người đứng đầu tập đoàn năng lượng Áo OMV tuyên bố nước này "không thể" từ bỏ việc mua khí đốt Nga.

Trong khi Mỹ cam kết thúc đẩy và lấp đầy khoảng trống trên bằng việc xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhiều hơn thì hầu hết các trạm LNG của châu Âu đều đang hoạt động hết công suất, tức là không còn nơi để lưu trữ nhiên liệu. Các quốc gia khác đang nỗ lực sử dụng cuộc khủng hoảng này như một cánh cửa để thúc đẩy việc chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu có thể tái tạo.

Tuy nhiên, tuần trước Nghị viện châu Âu đã yêu cầu cấm vận hoàn toàn và ngay lập tức việc nhập khẩu dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, năng lượng hạt nhân từ Nga và dự kiến động thái trên sẽ gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đến chất lượng sống của châu Âu.

Dầu mỏ và khí đốt không phải những mặt hàng duy nhất mà nguồn cung đang cạn kiệt giữa bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp diễn. Nga và Ukraine sản xuất khoảng 1/3 sản lượng lúa mạch của thế giới và cả 2 nước này đều là những nhà xuất khẩu dầu hướng dương và phân bón lớn. Do đó, giá thực phẩm hiện tăng cao kỷ lục trong khi nhiều quốc gia và các tổ chức phi chính phủ cảnh báo nguy cơ thiếu lương thực đang ở trong tương lai gần./.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/4

VOV.VN - 24 giờ qua ghi nhận nhiều diễn biến quan trọng liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, trong đó đáng chú ý là việc Nga tuyên bố phá hủy hệ thống phòng không S-300 của Ukraine và Đức vạch lộ trình chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.