Trong khi đó, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố lấy làm tiếc trước quyết định của Mỹ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các mối quan hệ ngoại giao với Iran.

ngoai_truong_iran_zarif_whdc.jpg
Ngoại trưởng Iran Zarif. Ảnh: ABC News.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nhấn mạnh: “Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này là khá rõ ràng. Chúng tôi phản đối việc Mỹ đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt và sử dụng quyền tài phán dài hạn. Đối thoại và đàm phán là lối thoát duy nhất. Gần đây, phía Mỹ cho thấy nhiều lần họ sẵn sàng nói chuyện với Iran vô điều kiện. Chúng tôi hy vọng Mỹ tôn trọng lời nói của mình và làm nhiều hơn cho hòa bình và ổn định, vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”.

Là “tiếng nói” của Iran trên trường quốc tế, ông Javad Zarif là nhà đối thoại chính với châu Âu, Trung Quốc và Nga - những nước tham gia ký kết còn lại vẫn quyết tâm duy trì thỏa thuận hạt nhân năm 2015 bất chấp sự rút lui của Mỹ.

Bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định của chính quyền Mỹ, ông Ruiz de Gordejuela, người phát ngôn của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối  ngoại Liên minh châu Âu Federica Mogherini hôm 2/8 nhấn mạnh, Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục làm việc với ông Zarif với tư cách là nhà ngoại giao cấp cao nhất của Iran./.