Tại họp báo chung sau cuộc gặp với người đồng cấp Indonesia, Retno Marsudi, Ngoại trưởng Ngoại Malaysia Saifuddin Abdullah cho biết, hai nước bày tỏ quan ngại về việc Australia phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thông qua liên minh AUKUS, mặc dù tàu này không trang bị vũ khí hạt nhân. Theo Ngoại trưởng hai nước, điều này sẽ khuyến khích các nước hùng mạnh khác đến khu vực ASEAN và Biển Đông thường xuyên hơn.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi cho biết, hai bên đã nhất trí cho rằng những động lực hiện tại bao gồm sự cạnh tranh quyền lực lớn sẽ dẫn đến căng thẳng trong cuộc chạy đua vũ trang. Tình huống này là không có lợi cho bất kỳ nước quốc gia nào. Hai Ngoại trưởng kêu gọi các nước thành viên ASEAN đoàn kết, đồng thời kêu gọi các nước đối tác ASEAN đóng góp vào sự ổn định, an ninh, hòa bình, thịnh vượng của khu vực và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Tháng trước, Indonesia bày tỏ lo ngại AUKUS có thể dẫn đến chạy đua vũ trang và kêu gọi Australia tuân thủ Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Hồi đầu tháng 10, Malaysia bày tỏ hy vọng sẽ đạt ddược đồng thuận rõ ràng giữa các quốc gia Đông Nam Á về đối tác an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương giữa Australia, Mỹ và Anh (AUKUS). Mục đích là để duy trì sự ổn định của khu vực, bất chấp sự cân bằng quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, Philippines, một đồng minh quốc phòng của Mỹ, ủng hộ AUKUS, cho rằng hiệp ước này mang lại đối trọng cần thiết để đối phó với một Trung Quốc ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Thỏa luận của liên minh AUKUS, được công bố hồi tháng 9, chứng kiến việc Australia mua công nghệ của Anh và Mỹ để triển khai các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong khuôn khổ thỏa thuận, nhằm đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược./.