- Công nghệ, trang thiết bị rà phá bom mìn ở Việt Nam còn lạc hậu
- Thừa Thiên - Huế: Mưa lớn, lộ bom mìn
Hội nghị lần thứ 11 các quốc gia tham gia Công ước chống bom mìn khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia chiều 28/11/2011.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng nước chủ nhà Campuchia Sam Đek Hun Sen đã chia sẻ sự đau thương, mất mát với nhân dân các nước bị bom mìn tàn phá nặng nề. Là một quốc gia chịu thiệt hại nặng nề do chiến tranh kéo dài, Campuchia cũng đã và đang nỗ lực hết sức mình trong công tác rà phá bom mìn.
Năm 1996, cả nước Campuchia có hơn 4.300 người chết do bom mìn, nay đã giảm xuống còn chưa đến 200 người/năm. Ngoài ra, Campuchia đã đưa các đơn vị đi tham gia công tác gỡ mìn tới các quốc gia Sudan và Lebanon với mong muốn cùng cộng đồng quốc tế đẩy nhanh hoạt động rà phá mìn trên phạm vi toàn cầu.
Tại Hội nghị lần này, Campuchia chính thức nhậm chức Chủ tịch luân phiên các quốc gia tham gia Công ước chống bom mìn năm trong năm 2012. Về phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ giữ này, Thủ tướng Hun Sen cho biết: “Campuchia sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho việc giúp đỡ các nạn nhân bom mìn, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tương trợ lẫn nhau. Chúng tôi tin tưởng rằng, sự hợp tác giữa nhà nước với nhà nước, và giữa các đối tác với nhau chính là hình mẫu hợp tác hiệu quả nhất trong mọi hoàn cảnh thực tế mà chúng ta sẽ phải đối mặt’’.
Múa dân gian Khmer chào mừng hội nghị |
Triển lãm về công tác rà phá bom mìn |
Bạn có biết ?Phải mất hàng trăm năm mới dọn sạch được bom mìn ở Việt Nam Tổng diện tích bị ô nhiễm bom mìn từ trong chiến tranh lên tới 6.6 triệu ha, chiếm khoảng 20,12% diện tích cả nước. Ước tính để dọn sạch bom mìn, vật liệu nổ trên toàn quốc, sẽ phải mất hàng trăm năm với kinh phí lên tới khoảng 10 tỷ USD. Từ nay tới hết năm 2025 mới chỉ hoàn thành rà phá bom mìn được khoảng 1,3 triệu hécta – khoảng 20% tổng diện tích cần rà phá, làm sạch bom mìn. (Số liệu từ Hội thảo và trình diễn công nghệ trang thiết bị rà phá bom mìn tiên tiến, 24/11/2011, tại Hà Nội). |