Vào lúc 9h20' (giờ địa phương) tức 10h20' phút sáng 15/2 (giờ Hà Nội), mảnh vỡ của ít nhất một thiên thạch đã bốc cháy trên bầu trời, sau đó rơi xuống vùng Ural để lại một vệt trắng dài và một tia chớp mạnh trên bầu trời. Các nhà nghiên cứu cho rằng trên đường rơi xuống Trái Đất, thiên thạch này đã đi qua không phận Kzakhstan cùng các tỉnh Tyumen, Kyrga và Sverdlovsk cùng nhiều địa phương ven dãy núi Ural của Nga, sau đó nổ tung gây ra mưa thiên thạch kèm theo những đốm sáng lóe và tiếng nổ mạnh, làm các mảnh vụn rơi xuống địa phận tỉnh Chelyabinsk và một số tỉnh thành khác ở phía Nam nước Nga.
Nguồn: Youtube
Theo các quan chức Nga, số người bị thương do mưa thiên thạch ở miền Trung nước Nga đã lên tới gần 1.000 người và đây có thể được coi là vụ thiên thạch rơi xuống Trái đất gây thiệt hại nhiều nhất thời hiện đại.Ước tính, có khoảng 300 căn hộ đã bị vỡ kính, trong đó có cả trường học, bệnh viện hay thậm chí là sân hockey.
Truyền hình địa phương cũng ghi lại cảnh một khu vực, bị mảnh thiên thạch rơi tạo một hố rộng tới 6m ở hồ băng ngoại vi thị trấn Chebarkul.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì sự kiện này không liên quan tới vụ thiên thể 2012 DA 14 bay ngang qua Trái đất với khoảng cách 27.000 km trong ngày 15/2.

Các chuyên gia ước tính lượng thiên thạch rơi xuống có thể nặng tới hàng chục tấn như thế này là cực hiếm và không thể dự đoán được khu vực thiên thạch rơi cũng như bốc cháy

05.jpg
Ảnh: INTAR-TASS
Ảnh: AP
Ảnh: AFP
Ảnh: INTAR-TASS
Ảnh: Reuters
Ảnh: EPA
Ảnh: INTAR-TASS
Ảnh: Reuters
Ảnh: INTAR-TASS
Ảnh: EPA