Theo đó, bản Hiến pháp cho phép Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia Thái Lan (NCPO) do người đứng đầu quân đội Thái Lan đứng đầu, tồn tại song song cùng với Chính phủ lâm thời tại nước này.

Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia Thái Lan có nhiệm vụ xử lý các vấn đề an ninh cùng với việc giám sát và tham vấn với chính phủ lâm thời cho tới khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử tại Thái Lan, dự kiến vào nửa sau của năm 2015.

vua_thai_tcgq.jpgNhà vua Bhumibol Adulyadej phê chuẩn Hiến pháp lâm thời (Ảnh AFP)

Theo kết quả thăm dò dư luận của Viện Hành chính - Phát triển quốc gia Thái Lan công bố ngày 27/7, gần 80% trong số hơn 1.200 người được hỏi đã bày tỏ sự ủng hộ việc cùng tồn tại song song giữa 2 thể chế chính trị này. Chỉ có khoảng 11% số người được hỏi là bày tỏ sự không đồng ý.

Điều tra dư luận cũng cho thấy, có đến 66% số người được hỏi cho biết, họ hài lòng hơn kể từ sau cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ Thái Lan ngày 22/5 vừa qua. 

Theo giới phân tích, Hiến pháp lâm thời, một khi được công bố, sẽ cho thấy tín hiệu về cách chính quyền quân sự sẽ lãnh đạo đất nước Thái Lan và cải tổ hệ thống chính trị của nước này./.