Sự thay đổi độ sáng này tương quan trực tiếp với kích thước của chúng. Các hố đen quái vật (SMBH) có kích cỡ gấp hàng triệu hoặc hàng tỷ lần so với Mặt Trời, thường nằm ở trung tâm của các thiên hà. Khi ở trạng thái ngủ đông, những hố đen này thường không phát ra nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, khi hố đen hoạt động, thường là vào buổi bình minh của vũ trụ, chúng hấp thụ tất cả các vật chất xung quanh. Bức xạ hố đen phát ra trong quá trình này đôi khi vượt ra khỏi thiên hà mà chúng cư trú và ánh sáng phát ra có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều thập kỷ.
Video: Cảnh tượng hố đen "ợ hơi" khi nuốt chửng các vật chất. Nguồn: Daily Mail.
Khi một ngôi sao bị lỗ đen này hút vào, không phải hoàn toàn 100% ngôi sao đó bị nuốt chửng mà sẽ có một chuỗi năng lượng là các tia bức xạ cực mạnh sẽ bị lỗ đen này phóng ra ngoài, giống như khi gã khổng lồ "ợ hơi" sau khi ăn no.
Tuy nhiên vẫn chưa rõ tại sao hiện tượng ánh sáng nhấp nháy lại xảy ra trong quá trình hố đen nuốt vật chất xung quanh. Đã có nhiều nghiên cứu khám phá sự liên hệ có thể có giữa ánh sáng nhấp nháy quan sát được với kích cỡ của các hố đen khổng lồ, nhưng kết quả không thuyết phục và đôi khi gây tranh cãi, nhà khoa học Colin Burke thuộc Đại học Illinois Urbana- Champaign (UIUC) cho biết. Theo giới khoa học, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định được hiện tượng kì thú này./.