di_cu_1_sged.jpg
Người di cư từ vùng cận sa mạc Sahara đang chen chúc trên một chiếc thuyền mong manh khi được tổ chức phi chính phủ Tây Ban Nha có tên Những vòng tay rộng mở (Proactiva Open Arms) giải cứu ngày 3/2 trên Địa Trung Hải, cách thành phố Sabratha (Libya) chỉ hơn 30km về phía Bắc.

Mamahba, người Guinea, 17 tuổi, co ro trong tấm chăn giữ nhiệt mà tổ chức Proactiva Open Arms phân phát.

Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) cảnh báo, lợi dụng sự tuyệt vọng, đau khổ và bế tắc cuộc sống của người di cư, bọn buôn người đang gia tăng các thủ đoạn lừa đảo, ép họ làm những công việc phi pháp và nhồi nhét họ trên những con thuyền cũ kỹ, ọp ẹp vượt biên sang châu Âu.

Năm ngoái, đã có ít nhất 5.000 người thiệt mạng tại Địa Trung Hải. 

Sau khi được tổ chức phi chính phủ của Tây Ban Nha cứu giúp, Nadia, người Morocco, 42 tuổi bật khóc khi bà và người con trai Sofian, 24 tuổi được cứu.

Theo các số liệu của Italy, chỉ riêng trong tháng 1 năm nay, khoảng 4.480 người di cư đã được cứu nguy ở Địa Trung Hải và được đưa đến nước này.
Trong khi đó, Liên Hợp Quốc cho biết, hơn 220 người di cư đã bị thiệt mạng hoặc mất tích ở Địa Trung Hải.
Theo thống kê, hơn 181.000 người di cư và tị nạn, đa số sử dụng Libya là điểm xuất phát, đã đến EU trong năm 2016 thông qua tuyến đường biển ở trung Địa Trung Hải.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay, nhiều nước châu Âu đang tăng cường các biện pháp cấm nhập cư và trục xuất người tị nạn.
Một người nhập cư bị thương và phải nhờ đến những người khác giúp đỡ để lên được tàu cứu hộ.
Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) cho biết tuyến đường biển ở trung Địa Trung Hải là tuyến đường chết chóc nhất đối với người di cư trong năm 2016, với 4.576 người đã thiệt mạng trên tuyến đường này.
Alaedba, người Senegal, 20 tuổi bị suy kiệt nghiêm trọng vì thời gian dài lênh đênh trên biển.
Những người nhập cư nằm la liệt để nghỉ ngơi trên trên tàu đánh cá cũ Golfo Azzurro được tổ chức Proactiva Open Arms dùng trong chiến dịch cứu hộ lần này.
Tại hội nghị ở Malta ngày 3/2/2017, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí giúp chính phủ Libya ngăn chặn làn sóng người nhập cư vào châu Âu.
Theo đó, EU sẽ cấp cho Libya 200 triệu euro để tăng cường kiểm soát biên giới.