Tại Tajikistan, ông Tập sẽ tham dự Hội nghị của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) trong hai ngày 11-12/9 trước khi đến Ấn Độ, Sri Lanka và Maldives. Ông Tập sẽ kết thúc chuyến thăm của mình vào ngày 19/9. 

SCO được Trung Quốc, Nga và 4 quốc gia Trung Á là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan and Uzbekistan thành lập vào năm 2001. Đây là một tổ chức an ninh trong khu vực nhằm đấu tranh với những nguy cơ từ các tổ chức Hồi giáo cực đoan và các nhóm buôn bán ma túy tại Afghanistan. 

tap_njdd.jpgChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh Reuters)

Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào cuối tuần qua cho biết ông Tập đã hủy chuyến thăm Pakistan, vốn cũng nằm trong lịch trình của chuyến công du lần này của ông do tình hình bất ổn hiện nay tại nước này. 

Cho đến nay, nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng và đã vượt xa Ấn Độ. Trung Quốc cũng đang tìm cách bù đắp mức “thặng dư thương mại” quá lớn của mình thông qua việc đầu tư vào các ngành khai tháng khoáng sản và phát triển cơ sở hạ tầng tại Nam Á. 

Sự gia tăng hoạt động kinh tế của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương đã khiến New Delhi lo ngại rằng Trung Quốc đang tạo ra “chuỗi ngọc trai” bao vây Ấn Độ và đe dọa đến an ninh của nước này. 

Trong khi cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có mối quan hệ gần gũi về kinh tế và lịch sử, cả hai nước đều luôn “đề cao cảnh giác với nhau” do những tranh chấp biên giới gần đây. 

Mối quan hệ ngoại giao của hai nước cũng đang trải qua nhiều sóng gió sau khi Tổng thống theo chủ nghĩa dân tộc Narendra Modi lên nắm quyền và tuyên bố Ấn Độ cần đóng vai trò tích cựu hơn nữa trên trường quốc tế thông qua việc ông mời lãnh đạo trong khu vực tới dự lễ nhậm chức của ông tháng 5 vừa qua. 

Dù vẫn tận dụng mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, trong một tuyên bố tại Tokyo, Nhật Bản tháng 8 vừa qua, ông Modi đã chỉ trích các nước có “tư tưởng bành trướng”.

Theo Reuters, lời chỉ trích của ông Modi là nhằm vào Trung Quốc sau khi Bắc Kinh đã liên tục có những hành động khiêu khích trong khu vực trong thời gian qua. 

Tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe cũng đã có chuyến thăm đến Bangladesh và Sri Lanka, một động thái được giới quan sát cho là nhằm giành lại ảnh hưởng của Nhật Bản tại hai quốc gia Nam Á nói trên trước mối đe dọa từ Trung Quốc./.