Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh, ông Suthep - cựu Phó Thủ tướng, cựu Hạ nghị sỹ của đảng Dân chủ đối lập, tối 17/11 tuyên bố, từ ngày 24/11, sẽ nâng cấp cuộc biểu tình do đảng này tổ chức, đồng thời kêu gọi "một triệu người" tham gia biểu tình chống Chính phủ.

Trong khi đó, Tòa án Hiến pháp Thái Lan thông báo, ngày 20/11, Tòa sẽ ra phán quyết về Dự luật sửa đổi điều 190 của Hiến pháp liên quan thể thức bầu chọn Thượng nghị sỹ. Nếu Tòa phán quyết 312 Hạ nghị sỹ và Thượng nghị sỹ Thái Lan vi phạm Hiến pháp vì bỏ phiếu thuận cho dự luật này, thì họ sẽ bị cấm hoạt động chính trị 5 năm.

Người dân Thái Lan tham gia biểu tình (Ảnh Bangkok Post)

Thậm chí đảng Vì nước Thái và 5 đảng khác trong liên minh cầm quyền cũng đứng trước nguy cơ bị Tòa phán quyết giải tán đảng. Trong trường hợp này, chính trường Thái Lan sẽ xuất hiện những đợt "sóng gió" mới và diễn biến rất phức tạp.

Bên cạnh đó, nhóm Hạ nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ đối lập cũng vừa đề nghị mở cuộc tranh luận bất tín nhiệm tại Hạ viện đối với nữ Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Yingluc Shinawatra và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Charupong.

Tuy nhiên, một số chuyên gia chính trị Thái Lan cho rằng, Tòa án Hiến pháp sẽ phải cân nhắc, thận trọng khi ra phán quyết về dự luật sửa đổi Hiến pháp nêu trên, để vừa đảm bảo tính công minh của pháp luật, vừa góp phần giảm bớt căng thẳng chính trị giữa các phe phái ở Thái Lan; vì phán quyết của Tòa sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới diễn biến các cuộc biểu tình của cả phe chống và phe ủng hộ Chính phủ./.