PV: Trước hết xin ông cho biết quan điểm của ASEAN trước tin Trung Quốc đang xây dựng đảo tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông?

Ông Lê Lương Minh: Hành xử của Trung Quốc và các nước ASEAN được chi phối bởi Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN áp dụng từ năm 2002. Trong điều 5 của Tuyên bố này, các nước cam kết tôn trọng hiện trạng, không dùng vũ lực hay các biện pháp khác để thay đổi hiện trạng. 

leluongminh_qyvs.jpgTổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh. (Ảnh: Ban thư ký ASEAN)

PV: Tại sao Trung Quốc và ASEAN không thể đạt được thỏa thuận về Quy tắc ứng xử tại Biển Đông? Cái gì là cản trở?

Ông Lê Lương Minh: Thực ra theo DOC, có một điều khoản rằng ASEAN và Trung Quốc sẽ đi tới một Bộ Quy tắc Ứng xử. Cho tới nay Trung Quốc và ASEAN đã tham gia vài vòng tham vấn chính thức nhưng chủ yếu vẫn chỉ giải quyết các vấn đề về thủ tục. Trong bối cảnh đối mặt với những diễn biến và vụ việc phức tạp gần đây, Trung Quốc và ASEAN cần phải khẩn trương sớm đi tới một bộ Quy tắc Ứng xử. Chúng tôi lạc quan với cam kết của Trung Quốc tại cuộc họp gần đây giữa các Bộ trưởng của ASEAN và Trung Quốc nhằm hướng tới việc hoàn tất sớm cho Bộ Quy tắc Ứng xử.

PV: Trung Quốc nói rằng hành động của họ tại Biển Đông là hành động chính đáng. Philippines phản đối và xem các hành động đó là đòi hỏi quá mức. Vậy ai đúng thưa ông?

Ông Lê Lương Minh: Không có nước ASEAN nào đưa giàn khoan đến khu vực mà Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền như thuộc thềm lục địa của mình theo luật pháp quốc tế và theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Tranh chấp liên quan không chỉ đến Trung Quốc và một nước thuộc khối ASEAN, mà nó liên quan đến Trung Quốc và 4 nước trong khối ASEAN. Nhưng 4 nước trong khối ASEAN không có căng thẳng hay có vấn đề như vậy vì thế ta biết vấn đề đến từ đâu.

PV: Indonesia muốn đóng một vai trò lớn hơn trong việc làm trung gian hòa giải vấn đề này. Tại sao ASEAN không sử dụng Indonesia nhiều hơn để làm việc đó?

Ông Lê Lương Minh: Nó không phải là vấn đề ASEAN sử dụng hay không sử dụng vai trò của Indonesia. Indonesia đã đóng vai trò rất quan trọng trong nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và một giải pháp thân thiện trước tranh chấp tại Biển Đông. Indonesia có lợi ích chiến lược lớn nếu có hòa bình và ổn định tại Biển Đông./.