Sáng ngày 1/5, (tức ngày 16/3 Âm lịch), UBND phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP Hà Nội long trọng tổ chức lễ hội Đình - Đền Kim Liên. Tham dự lễ hội có đại diện ban ngành đoàn thể của Trung ương và TP Hà Nội và đông đảo du khách thập phương.
Lễ hội Đình - Đền Kim Liên kéo dài trong 2 ngày, với nhiều nghi thức tế lễ và trò chơi dân, hội thi đặc sắc gắn liền với lịch sử phát triển của Đền.
Cụm di tích lịch sử Đình - Đền Kim Liên(Trấn Nam - nằm trong Thăng Long Tứ Trấn) đã được Bộ Văn hóa công nhận và xếp hạng di tích Quốc gia năm 1990.
Theo tài liệu lưu giữ tại đền, khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng mang quân đi chinh phạt, cầm cờ tiết mao, vác bùa hoàng kim. Đến địa phận huyện Phụng Hóa (nay là Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy cảnh núi rừng rậm rạp, lại có ngôi đền cổ bên trong dựng một tảng đá ghi bốn chữ "Cao Sơn Đại Vương". Rất lấy làm lạ, vua quan bèn khẩn cầu thần phù trợ.
Màn trình diễn trống hội chào mừng của đội trống Hạ Yên Quyết. |
Quả nhiên sau mười ngày đã thành công. Vì thế, vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn được lập ở Phụng Hóa. Sau khi nhà Vua lên ngôi, nghĩ đến ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn ở Đông Đô, năm 1509 vua xin thỉnh ngài về đây và cho xây dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở làng Kim Hoa gần Thăng Long thời bấy giờ. Sau này, dân làng Kim Liên đã lập thêm tam quan ở phía trước đền ngay sát đầm Kim Liên và bổ sung một số kiến trúc mới, tạo thành đình Kim Liên.
Vị Chủ tế đọc tuyên chúc văn khấu “Thượng đẳng tối linh thần Cao Sơn Đại Vương” thiên hạ trong tiếng chiêng, trống oai hùng. |
Ngoài Cao Sơn Đại Vương, trong đền và đình này còn thờ Tam Phủ, thờ Mẫu, và thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đình Kim Liên vốn ban đầu là ngôi đền thờ Thần Cao Sơn (nên còn gọi là Đền Cao Sơn) nằm ở làng Đồng Lầm. Thời xa xưa Đồng Lầm là vùng có tên đẹp Kim Hoa, tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Đến khoảng đầu đời Vua Thiệu Trị vì kiêng tên húy của bà mẹ Vua tên là Hồ Thị Hoa, nên đổi là Kim Liên, sau là tổng Kim Liên. Quá trình lịch sử, Đền được dùng làm trung tâm hoạt động những việc lớn của làng, vì vậy đã mang chức năng của một ngôi đình và gọi theo tên làng nên có tên là Đình Kim Liên như hiện nay.
Đình Kim Liên còn lưu giữ 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có hai sáu đạo thời Lê Trung Hưng, mười ba đạo thời nhà Nguyễn; sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620)./.
Khai mạc lễ hội du lịch biển Cửa Lò 2018
Hôm nay diễn ra Lễ hội Thống nhất non sông 2018