21_mtlt.jpg
Ngày nay, nhiều nền văn hóa vẫn còn tục kéo dài tai vì nhiều lý do khác nhau như tôn giáo, nghi lễ, tránh điều ác, tăng cường khả năng tình dục và vẻ đẹp thể chất...Từ bộ tộc Masai ở Kenya đến các bộ lạc Huaorani ở lưu vực sông Amazon, tục lệ kéo dài tai vẫn còn rất phổ biến. 

Phụ nữ bộ tộc Apanti ở bang Arunachal Pradesh phía đông bắc của Ấn Độ được coi là đẹp nhất trong số các bộ tộc tại Arunachal. Chính vì đẹp mà họ đã phải làm cho mình trông không hấp dẫn để tránh những kẻ xâm hại từ các bộ tộc khác bằng cách cắm những thanh gỗ lớn vào lỗ mũi.

Đàn ông của bộ tộc Dinka ở Nam Sudan tạo sẹo trên khuôn mặt của họ với ba đường thẳng song song trên trán hay những hình thù gồ ghề trên mặt để chứng tỏ sự can đảm. 

Các lễ hội ăn chay ở Phuket (Thái Lan) được tổ chức hàng năm vào tháng 10. Tại lễ hội, một số người đã đưa vật sắc nhọn (chủ yếu là bằng kim loại) xuyên qua má của họ như là một hành động tỏ lòng sùng đạo.

Mài răng là tập tục của nhiều nền văn hóa. Trong văn hóa của người Maya, các răng được mài nhọn để phân biệt những người ở tầng lớp trên. Nhiều nền văn hóa ở châu Phi mài nhọn răng để bắt chước động vật.

Các bộ lạc ven sông Sepik ở Papua, New Guinea tổ chức nghi lễ kéo dài trong nhiều tuần. Các trưởng lão của bộ lạc sử dụng lưỡi dao cạo cắt lên da thịt các thanh niên để tạo da thô như cá sấu. Họ tin rằng con cá sấu sẽ tiêu diệt hình dáng của một cậu bé còn lại trong cơ thể và họ sẽ trở thành những người đàn ông trưởng thành.

Nhét những chiếc đĩa vào môi dưới là một hình thức biến đổi cơ thể. Đĩa được chèn vào một lỗ xỏ môi trên hoặc môi dưới hoặc cả hai môi. Ngày nay, tục lệ này vẫn được duy trì ở một vài bộ tộc ở châu Phi và Amazonia.
Những người phụ nữ Kayan ở miền Bắc Thái Lan được biết đến với các cuộn dây đồng tinh tế và đáng kinh ngạc đeo quanh cổ. Họ thường được gọi là "phụ nữ cổ dài" hoặc "phụ nữ hươu cao cổ".