Ngoài ra, người Mông ở Si Ma Cai sẽ hướng dẫn du khách chơi đánh quay, ném pao, đánh cầu lông gà. Người Dao Đỏ ở Tả Phìn giới thiệu tri thức dân gian về cách khai thác và sử dụng lá thuốc tạo cơ hội cho du khách trải nghiệm ngâm chân bằng lá thuốc.
Trần Phương Thảo, sinh viên năm nhất, Đại học ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội tham dự Vui Xuân Ất Mùi cho biết: Đến Bảo tàng Dân tộc dịp Tết năm nay có nhiều hoạt động. Tôi thấy hoạt động nào cũng thú vị nhưng tôi thích nhất là trò chơi ở nhà Mông, đặc biệt là trò đánh lông gà. Trò này giống đánh cầu lông của người Kinh, nhưng mà cái vợt và quả cầu khá khác biệt, đòi hỏi nhiều sức lực hơn, khi đánh nghe vui tai hơn. Đây cũng là một trải nghiệm mới lạ và tôi rất thích.
Người dân Thủ đô còn được chiêm ngưỡng những màn trình diễn và cách chơi pháo đất đến từ Hải Dương. Phường rối Minh Tâm, Hải Phòng trình diễn các tích trò đặc sắc gắn với cuộc sống của người nông dân. Những người thích thư pháp xin chữ nhân dịp đầu năm mới và tìm hiểu ý nghĩa của các chữ. Người yêu tranh Tết thì gặp gỡ nghệ nhân in tranh Đông Hồ...
Chị Nguyễn Phương Anh, một du khách đến từ Cầu Diễn, Hà Nội chia sẻ: Hoạt động nào của Bảo tàng hôm nay cũng ý nghĩa vì nó mang đậm văn hóa của Việt Nam. Khi mà khách tham quan đến đây sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa nước mình. Tuy nhiên, trong các dân tộc ở đây tôi tấn tượng nhất là hoạt động của người Mông, vì khác hoàn toàn với các dân tộc Kinh, họ có trang phục đến các trò chơi của họ. Người Mông họ rất thân thiện, mọi người có thể giao lưu với họ.
Theo ban tổ chức, thông qua các hoạt động trình diễn, công chúng được được thưởng thức, giao lưu trực tiếp với người dân địa phương cũng như các nhà nghiên cứu văn hóa.
Ông Chảo Văn Lâm, thuộc nhóm Dao tuyển, phụ trách đoàn nghệ nhân tham dự chương trình Vui xuân Ất Mùi, Trung tâm văn hóa tỉnh Lào Cai cho biết:Đây là dịp để cho nền tảng cho người dân địa phương muốn giữ gìn, quảng bá nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc. Đặc biệt, chúng tôi đưa những nghệ nhân đến đây, rất có ý nghĩa với thế hệ trẻ. Vì trẻ em thủ đô chưa hiểu sâu sắc và chưa có dịp lên vùng cao để chứng kiển bản sắc như vậy. Từ đó gây dựng được niềm tin cho các cháu, các cháu góp phần một phần nào đó công sức để phát huy bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc dân tộc tốt đẹp.
Lúc 18h chiều nay (mùng 4 Tết), công chúng có cơ hội thưởng thức màn đốt pháo bông tại sân trước của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Chương trình Vui xuân Ất Mùi diễn ra đến hết ngày 23/02./.