Trong một bài báo trên tạp chí về hàng không, Chillingly Jan Cocheret chuyên lái Boeing 777 cho hãng Emirates cảnh báo: “Tôi hy vọng tôi không bao giờ thấy bản thân mình rơi vào tình huống khi đi toilet và quay lại thì thấy cửa buồng lái không thể nào mở được nữa”.

tim_kiem_thi_the_xac_may_bay_duc_ldlr.jpgLực lượng cứu hộ đang làm đường tạm tới nơi máy bay Đức rơi trên dãy Alps của Pháp (ảnh: Daily Mail)
Bài viết của phi công Cocheret được đăng trên tờ tạp chí “Phi công và Phi cơ” của Hà Lan vài tuần trước đây.

Trong bài báo này, ông Cocheret cảnh báo về khả năng ai đó có thể sử dụng các quy trình an ninh được áp dụng sau loạt vụ khủng bố 11/9 để ngăn phi công quay trở lại buồng lái sau khi nghỉ ở ngoài.

Các công tố viên Pháp xác định Andreas Lubitz trong vụ Germanwings đã đợi khi cơ trưởng rời buồng lái rồi vô hiệu hóa bàn phím nhập mã an ninh để vào buồng lái. Sau đó Lubitz lựa chọn độ cao 30m trên máy tính hành trình bay của phi cơ, khiến chiếc máy bay sau đó đâm sầm vào sườn núi Alps.

Các điều tra viên tiết lộ: Cơ trưởng Patrick Sondenheimer đập mạnh lên cánh cửa thép của buồng lái, kêu gọi đồng nghiệp mở cửa ra trong lúc máy bay lao với tốc độ hơn 640km/h.

Sau khi người bạn trai (trái, trong ảnh) tử nạn trong vụ Germanwings, cô gái này đã kêu gọi loại bỏ hết các phi công bị rối loan tâm thần (ảnh: Daily Mail)
Các đoạn audio thu được cho thấy cơ trưởng Sondenheimer phàn nàn mình không có đủ thời gian để đi vệ sinh lúc máy bay còn ở trên mặt đất ở Barcelona.

Ngay khi cánh cửa buồng lái đóng lại (lúc cơ trưởng ra ngoài để đi toilet), Lublitz trượt cần khóa bàn phím an ninh bên cạnh cabin trong 5 phút và bắt đầu hạ độ cao máy bay.

Tính năng khóa này duy trì trong 5 phút và người ta tin Lubitz đã gạt cần khóa lần thứ 2 để tăng thời gian khóa lên thành tổng cộng 10 phút (còn thời gian hạ độ cao của máy bay cho đến khi va với núi là 8 phút).

Các nhà điều tra Pháp cho biết họ đang tìm phương pháp ngăn ngừa một vụ tương tự trong tương lai.

Một phát ngôn viên của nhóm điều tra Pháp nói: “Chúng tôi sẽ nghiên cứu các điểm yếu trong hệ thống có thể dẫn tới thảm họa hàng không này”./.