2_wcrr.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump và đệ nhất phu nhân Melania tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Tổng thống Trump đặc biệt thể hiện lòng tôn kính với những hành khách trên chuyến bay mang số hiệu 93 của hãng Hàng không United (Mỹ). Ảnh: Reuters
Những hành khách đã dũng cảm chống lại những tên khủng bố khiến chiếc máy bay đâm xuống cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania. Nếu không thì chiếc máy bay này đã nhằm tới Washington D.C. Ảnh: AP
“Họ đã chiến đấu với những kẻ khủng bố đến phút cuối cùng. Và họ đã ngăn chặn được chúng, đã đánh bại tội ác, kế hoạch tấn công kinh hoàng”, Tổng thống Trump nói. Ảnh: AP
Tổng thống Trump và đệ nhất phu nhân Melania tới thăm khu vực tưởng niệm được dựng lên tại nơi máy bay của hãng United rơi. Ảnh: Reuters

Tại lễ tưởng niệm, ông Trump cũng ca ngợi lực lượng quân đội Mỹ, đồng thời cam kết sẽ bảo vệ nước Mỹ trước “chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan”. Ảnh: Reuters

Cờ rủ treo tại Lầu Năm Góc- trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ. Một chiếc máy bay đã đâm vào tòa nhà này trong ngày 11/9/2001 kinh hoàng. Ảnh:EPA
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tham gia lễ tưởng niệm tại Lầu Năm Góc cùng Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis. Ảnh: Reuters

Người dân và du khách tới đặt hoa tưởng niệm tại nơi từng là tòa tháp Phía Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới tại thành phố New York. Đây là mục tiêu đầu tiên bị tấn công trong ngày 11/9/2001. Ảnh: EPA

Bia tưởng niệm tại Tòa tháp phía Nam của Trung tâm Thương mại Thế giới. Những tên khủng bố đã đâm chiếc máy bay thứ 2 vào tòa tháp này. Ảnh: EPA

Ngày 11/9 hàng năm, không chỉ có người dân New York, mà rất nhiều du khách tới đây đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố kinh hoàng. Ảnh: Getty
Bông hồng cắm trên tấm bia khắc tên các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố. Ảnh: Getty
Sau 17 năm, người dân Mỹ vẫn chưa thể nguôi ngoai nỗi đau này. 3.000 người đã thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương trong vụ khủng bố 11/9. Ảnh: Reuters
Vụ tấn công làm chấn động toàn cầu, cho thấy tội ác ghê rợn của chủ nghĩa khủng bố. Sau vụ tấn công, Mỹ đã phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Ảnh: Getty

Ngày 11/9/2001 là ngày đau thương mà nước Mỹ sẽ không bao giờ quên. Ảnh: Reuters
Chánh Văn phòng Nhà Trắng John Kelly và các nhân viên tập trung tại bãi cỏ phía Nam để dành một phút mặc niệm các nạn nhân. Ảnh: EPA
Toàn bộ nhân viên Nhà Trắng tham gia lễ tưởng niệm. Ảnh: Getty

Cả nước Mỹ tưởng niệm ngày đau thương trong lịch sử. Ảnh: Reuters
Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 là hành động tấn công khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Getty
Tại những buổi lễ tưởng niệm, nhiều người đã mang theo di ảnh của các nạn nhân trong vụ khủng bố. Ảnh: Getty
Các thành viên Công ty cứu hỏa số 10 tại New York tổ chức lễ tưởng niệm trong ngày 11/9. Ảnh: Reuters
Trung sĩ lực lượng dự bị quân đội Mỹ Edwin Morales đã mất đi người anh họ Ruben Correa trong vụ khủng bố 11/9. Ảnh: EPA
Hình ảnh đầy xúc động khi Edwin Morales quỳ gối trước di ảnh người anh họ của mình. Ảnh: Reuters
Người đàn ông mặc chiếc áo có dòng chữ "Chúng tôi sẽ không bao giờ quên" khi tới khu tưởng niệm tại Trung tâm Thương mại thế giới ở New York. Ảnh: Reuters./.