Tuy nhiên vụ tấn công khủng bố vừa xảy ra tại bảo tàng Bardo giữa thủ đô Tunis đã cho thấy Tunisia... khó có thể đứng ngoài cuộc.
Các quan chức cho hay, 17 du khách đã thiệt mạng trong vụ tấn công, bao gồm du khách đến từ các nước Nhật Bản, Italy, Colombia, Australia, Pháp, Ba Lan và Tây Ban Nha.
Ngoài ra, vụ tấn công hôm 18/3 còn cướp đi sinh mạng của 2 người Tunisia và một viên cảnh sát. Hơn 40 người, bao gồm du khách và người Tunisia, cũng bị thương trong vụ việc.
Lực lượng an ninh Tunisia đã tiêu diệt 2 tay súng khủng bố nhưng vẫn đang truy lùng các đồng phạm.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, ông Essebsi nhận định: “Những thiểu số quái vật này không dọa được chúng ta. Chúng ta sẽ kháng cự lại chúng đến cùng một cách không thương tiếc... Dân chủ sẽ chiến thắng.”
Thủ tướng Habib Essid thì tuyên bố: “Đây là thời khắc hệ trọng trong lịch sử nước chúng ta, và thời khắc định hình tương lai của chúng ta”.
Tại thời điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố, các nghị sĩ trong tòa nhà quốc hội ở gần đó đang bàn thảo việc ra luật về chống khủng bố. Quốc hội Tunisia ban đầu được sơ tán, sau đó họp phiên bất thường vào buổi tối.
Nhiều người dân Tunisia đã xuống đường ở trung tâm thủ đô để phản đối vụ tấn công, vẫy quốc kỳ và thắp nến bên ngoài bảo tàng nơi xảy ra tấn công khủng bố.
Các chiến binh Hồi giáo cố gắng làm chệch quá trình chuyển giao dân chủ ở nước này.
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Tunisia, với lượng lớn người châu Âu đi nghỉ tại các khu nghỉ dưỡng của nước này./.
>> Xem thêm: Bóng ma Hồi giáo cực đoan ám ảnh thế giới 2015