1. Ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, mỗi ngày Trung Quốc cải tạo trái phép 3,2 ha, tăng diện tích đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa đến 74% trong 2 tháng.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây đường băng lớn ở bãi Chữ Thập (ảnh: Getty ) |
Theo The Diplomat, đoạn cải tạo trên bãi Subi đủ dài để xây dựng một đường băng 3 km. Cách bồi đắp bãi Subi rất giống với cách Trung Quốc đã làm trước đây, xây dựng đường băng trên Đá Chữ Thập. Điều này cho thấy có thể Trung Quốc đang dự tính xây dựng đường băng trên cả bãi Subi. Những hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ khiến các nước trong khu vực mà cả cộng đồng quốc tế cũng vô cùng quan ngại.
Trung Quốc mỗi ngày cải tạo trái phép 3,2ha trên đá Subi của Việt Nam
2. Mỹ - Trung xuất hiện căng thẳng mới trước Đối thoại chiến lược. Phía Mỹ cáo buộc Trung Quốc đứng đằng sau vụ tấn công quy mô lớn nhằm vào máy chủ của chính phủ liên bang Mỹ và đánh cắp thông tin cá nhân cũng như hồ sơ của 14 triệu lao động và nhà thầu. Mỹ thông báo thủ phạm các vụ tấn công mạng không phải là những hacker thông thường và động cơ của chúng không xuất phát từ tiền bạc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này.
Tham vọng “nuốt trọn” Biển Đông của Trung Quốc đã bị bóc trần
3. Trước thông tinEU gia hạn trừng phạt kinh tế Moscow, Tổng thống Putin bình thản thông báo Nga đối phó tốt với khủng hoảng kinh tế. Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức tại thành phố St Petersburg ngày 19/6, Tổng thống Putin khẳng định: Nga đã kiểm soát được lạm phát với chỉ số này trong tháng Tư chỉ là 0,5% và có xu hướng giảm. Ông Putin cho biết, hệ thống tài chính và lĩnh vực ngân hàng của Nga đã điều chỉnh phù hợp với các điều kiện mới, bất chấp việc EU có gia tăng trừng phạt kinh tế.
Xem thêm: Nga - EU liên tục “tung đòn” trả đũa nhau
4. Căng thẳng Nga-EU ngày càng có dấu leo thang sau khi EU đã nhất trí gia hạn trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan tới sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập Liên bang Nga hồi tháng 3 năm ngoái. Hội đồng châu Âu (EC) họp ngày 19/6 thông báo ngoài gia hạn trừng phạt Moscow còn ban hành lệnh cấm các tàu du lịch hoạt động tại các cảng Crimea và hạn chế xuất khẩu các thiết bị viễn thông và vận tải tại bán đảo này.
NATO vừa “giương cung” nhắm vào Nga?
5. Leo thang căng thẳng với Nga, EU cũng thiệt hại nặng. Ước tính khối này mất khoảng 114 tỷ USD vì “đòn đáp trả” của Moscow đối với quyết định gia hạn trừng phạt Nga của EU. Không những thế, việc EU gia tăng sức ép với Hy Lạp khiến Athens quyết định ngả về phía Moscow, đẩy EU vào thế khó phải lựa chọn: một là phải thỏa hiệp với Hy Lạp về vấn đề nợ; và hai là nếu tiếp tục ép Hy Lạp thắt lưng buộc bụng, nước này sẽ rời khỏi Eurozone kéo theo những hậu quả khôn lường.
Xem thêm: Nga đang “chống lưng” cho Hy Lạp, “chơi rắn” với EU?
6. Triều Tiên ngày 19/6 thông báo điều chế được một loại thuốc có hiệu quả ngăn ngừa và chữa virus gây hội chứng suy hô hấp Trung Đông MERS, Ebola và AIDS. Sputnik dẫn tin từ Hãng thông tấn KCNA Triều Tiênnói rằng công ty dược phẩm Pugang của nước này đã chế tạo ra loại thuốc có tên “Kumdang-2”, làm từ chiết xuất nhân sâm và một số thành phần đất hiếm. Những gì mà Triều Tiên tuyên bố chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, tuyên bố của Triều Tiên đưa ra trong bối cảnh dịch MERS vẫn có diễn biến phức tạp tại Hàn Quốc và một số nước trên thế giới. Thái Lan ngày 18/6 cũng công bố có 1 bệnh nhân nhiễm MERS/.