Tại Hàn Quốc, một số nghị sĩ thuộc chính đảng cho rằng Tổng thống Mỹ đã có mong muốn Hàn Quốc làm trọng tài về vấn đề Triều Tiên, do đó nhân cơ hội này Hàn Quốc phải khởi động lại những hành động thúc đẩy tăng cường với Triều Tiên. Đặc biệt, một chuyến thăm Hàn Quốc của ông Kim Jong-un cũng sẽ thúc đẩy mối quan hệ với Hàn Quốc, nhưng điều đáng nói là  có thể nó sẽ có thể tạo những bước đột phá cho quan hệ Mỹ-Triều.

quan_he_lien_trieu_zxhw.jpg
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay nhau tại Bàn Môn Điếm. Ảnh: New York Post

Trong khi đó, người dân Hàn Quốc cho rằng đã đến lúc Hàn Quốc nên hướng tới tương lai, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác với các nước trong đó có cả Triều Tiên, Nhật Bản góp phần vào sự phát triển của từng nước. Hãy như Việt Nam đã được coi là trung gian hòa giải thế giới.

Ở Triều Tiên các hãng truyền thông vẫn đưa tin về hoạt động của Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến thăm Việt Nam, đồng thời bình luận rằng Việt Nam đã đóng góp không nhỏ vào hoạt động chung nhằm tạo dựng hòa bình trên thế giới. Mặt khác, truyền thông Triều Tiên cũng đánh giá Việt Nam là một nền kinh tế năng động và nhiều thú vị.

Chính quyền và người dân Nhật Bản hết sức ủng hộ và đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2. Giới chuyên gia cho rằng, hình ảnh Việt Nam chưa bao giờ được xuất hiện nhiều như thời gian vừa qua trên các phương tiện truyền thông, đây là một cơ hội cho Việt Nam khi khẳng định vị thế ngoại giao trên thế giới.

Người dân Nhật Bản thì tỏ ra thích thú khi một góc tiếp cận khác về Việt Nam vừa được khám phá. Không chỉ là văn hóa ẩm thực, mà còn là sự chu đáo ân cần. Tất cả mọi người đều có thể tham gia vào những sự kiện lớn qua những hành động của mình. Đây là điều ngay cả Nhật Bản cũng không có được. Có lẽ đó là truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam./.