"Để trở thành một thành viên NATO, quốc gia đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn của liên minh. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Ukraine đối phó với cuộc chiến chống tham nhũng nhưng 30 thành viên liên minh phải nhất trí (về việc Ukraine gia nhập tổ chức). Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa đạt được sự nhất trí về việc cho phép Ukraine trở thành một thành viên đầy đủ".
Ông Stoltenberg cũng nhận định rằng, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã tăng cường quan hệ với Ukraine, song làm rõ rằng Kiev không phải là đối tượng của điều 5 trong Hiến chương của tổ chức, vốn quy định về sự phòng thủ tập thể.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Bucharest hồi tháng 4/2008, NATO đã thông qua một tuyên bố chính trị khẳng định rằng, cuối cùng Ukraine và Gruzia sẽ trở thành thành viên NATO nhưng lại từ chối đưa ra Kế hoạch Hành động Tư cách thành viên NATO (MAP) với cả hai quốc gia, vốn là bước đầu tiên trong thủ lục pháp lý để gia nhập tổ chức.
Theo các chuyên gia từ Brussels, trong hơn 12 năm qua, Ukraine và Gruzia đã ngày càng cách xa triển vọng gia nhập liên minh.
NATO không chấp nhận những quốc gia gặp các vấn đề lãnh thổ chưa được giải quyết bởi tư cách thành viên của họ có thể kéo toàn bộ liên minh rơi vào xung đột quân sự.
Hồi tháng 2/2019, Quốc hội Ukraine đã thông qua các sửa đổi bổ sung trong Hiến pháp, đặt ra mục tiêu gia nhập NATO.
Cuối tháng 9, bình luận về cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Zelensky với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Ngoại trưởng Ukraue Dmytro Kuleba thừa nhận rằng, vẫn còn những điều khó hiểu về khung thời gian Ukraine được cung cấp MAP trong liên minh./.