Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden, các biện pháp trừng phạt trừng phạt nặng nề nhất trong lịch sử thế giới đã được đưa ra, và sẽ còn nhiều hơn thế nữa nhằm vào Nga.

Trước đó, chính quyền Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty, doanh nhân Nga và giới lãnh đạo nước này vì chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Ngày 24/3, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Chủ tịch Sberbank German Gref và 328 đại biểu Duma Quốc gia Nga. Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt ngăn chặn đối với họ. Khi bị hạn chế như vậy, tài sản của cá nhân và công ty bị phong tỏa, không được phép tiến hành kinh doanh và giao dịch với họ. Những người bị trừng phạt cũng bị cấm nhập cảnh vào Mỹ. Ngoài ra, 48 doanh nghiệp quân sự-công nghiệp, bao gồm cả Tập đoàn “vũ khí tên lửa chiến thuật”, đã bị trừng phạt.

Trước đó, ngày 15/3, Nga đã áp đặt các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với giới lãnh đạo Mỹ và những người có liên quan, bao gồm Tổng thống Joe Biden.

Tiếp đó, ngày 23/3, Bộ Ngoại giao Nga đã bàn giao cho Đại sứ quán Mỹ tại Moscow công hàm với danh sách các nhân viên ngoại giao bị trục xuất.

Một ngày sau đó, Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan dự đoán rằng, cuối cùng thì người Nga và người Mỹ sẽ nối lại quan hệ bình thường. Theo ông, có thể không phải năm nay, có thể không phải năm sau, nhưng nó sẽ diễn ra. Ông hy vọng sẽ sống để chứng kiến ​​điều này.

Trước đó, Nga  đã quyết định trục xuất Phó Đại sứ Mỹ Bart Gorman, người "là quan chức quan trọng thứ hai trong Đại sứ quán Mỹ tại Moscow sau đại sứ và là thành viên chủ chốt trong ban lãnh đạo cấp cao của đại sứ quán". Điện Kremlin gọi việc trục xuất ông Gorman là một biện pháp trả đũa./.