Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Phần Lan và Thụy Điển đang có những động thái muốn gia nhập NATO trong thời gian gần đây do lo ngại cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Ông Milanovic cho biết thêm, Croatia sẽ từ chối phê chuẩn tư cách thành viên của 2 quốc gia này cho đến khi Mỹ và EU gây sức ép buộc nước láng giềng Bosnia-Herzegovina đảm bảo quyền bỏ phiếu cơ bản của người dân tộc Croat.
Phát biểu với các phóng viên ở Zagreb, ông Milanovic nói: “Như tôi quan ngại, họ có thể gia nhập NATO, họ có thể dùng bút chọc vào mắt gấu”.
“Cho đến khi vấn đề luật bầu cử ở Bosnia-Herzegovina được giải quyết, cho đến khi Mỹ, Anh, Đức buộc Bosnia-Herzegovina và Tổng thống nước này Bakir Izetbegovic cập nhật luật bầu cử trong 6 tháng tới và cấp cho người Croatia quyền cơ bản của họ, Sabor (Quốc hội Croatia) sẽ không phê chuẩn việc gia nhập NATO cho bất kỳ ai”, ông nói thêm.
Ông Milanovic chỉ ra rằng, NATO không thể kết nạp các thành viên mới nếu không có sự chấp thuận của các thành viên hiện tại, đồng thời cho biết, ông coi vai trò của Croatia trong khối tại thời điểm này là “một viên đạn bạc lịch sử”.
“Hãy để tổng thống hoặc ngoại trưởng Mỹ nghe điều này ngay bây giờ. Hãy xem họ có thể làm gì cho Croatia. Tôi đã thấy quá đủ khi chứng kiến họ phớt lờ một thành viên của NATO và của EU, gạt Croatia ra”. Ông Milanovic nói thêm “nếu Mỹ và các đồng minh Tây Âu của họ muốn hai quốc gia Scandinavia trong NATO, họ sẽ phải lắng nghe Croatia”.
Bất bình lớn nhất của Croatia là hệ thống bầu cử hiện tại ở nước láng giềng Bosnia-Herzegovina, nơi có cộng đồng sắc tộc Croat được công nhận bình đẳng theo hiến pháp năm 1995. Croatia cho rằng, cần phải cập nhật luật bầu cử để người Croatia ở Bosnia-Herzegovina có thể bầu ra đại diện của chính họ, trái ngược với thông lệ hiện tại là để các đại diện này được bầu bởi cộng đồng người Hồi giáo Bosnia, còn được gọi là Bosniaks.
Ngoài hệ thống bầu cử của Bosnia-Herzegovina, Croatia còn có những bất bình khác, chẳng hạn như EU không chấp nhận Bulgaria và Romania tham gia hiệp định ước đi lại biên giới Schengen, thiếu sự công nhận đối với khu vực ly khai Kosovo của Serbia và không có tiến bộ trong các cuộc đàm phán giữa EU với Albania và Bắc Macedonia.
Croatia trở thành thành viên NATO năm 2009 và gia nhập EU vào năm 2013, khi ông Milanovic làm thủ tướng. Chính trị gia Đảng Dân chủ Xã hội (SDP) này đã trở thành tổng thống từ tháng 10/2020. Không rõ lời đe dọa phủ quyết mở rộng NATO của ông có diễn ra trên thực tế hay không, vì đảng Liên minh Dân chủ Croatia (HDZ) vẫn chiếm đa số trong nghị viện./.