Hồi đầu tháng 3, Tổng thống Biden đã ký sắc lệnh cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga. Dự luật này được Quốc hội thông qua và đã được chuyển tới Tổng thống để ký ban hành thành luật.

Trước đó, Tổng thống Biden cũng thông báo ý định của Mỹ và các đồng minh NATO về việc dừng quan hệ thương mại bình thường với Nga. Việc chấm dứt quan hệ này sẽ cho phép Mỹ áp thuế cao hơn với Nga và Belarus so với các quốc gia khác trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Lệnh này sẽ có hiệu lực cho tới ngày 1/1/2024.

Tuy nhiên, Tổng thống Biden có thể khôi phục quan hệ thương mại bình thường với Nga và Belarus nếu những quốc gia này chấm dứt những hành động mà Washington cho là hành vi gây hấn ở Ukraine, hoặc dựa trên các điều kiện khác.

Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật trên ngày 7/4 (giờ Mỹ) và Hạ viện cũng nhanh chóng thông qua dữ luật này với 420 phiếu thuận và 3 phiếu chống.

Mặc dù nhận được sự ủng hộ từ lưỡng đảng Mỹ nhưng dự luật này đã mất một vài tuần để các nhà đàm phán đạt được thỏa thuận. Mỹ đã tiến hành nhiều đợt trừng phạt nhằm vào Nga kể từ khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine cách đây hơn 6 tuần. Các lệnh trừng phạt nhắm vào giới siêu giàu cũng như các quan chức Nga và các ngân hàng lớn của Nga.

Chính quyền Tổng thống Biden hôm 6/4 cũng đã thông báo các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào những người con của Tổng thống Putin, cùng với gia đình của Ngoại trưởng Nga và 2 ngân hàng lớn nhất nước Nga./.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 8/4

VOV.VN - 24 giờ qua ghi nhận nhiều diễn biến quan trọng của chiến sự tại Ukraine, trong đó đáng chú ý là việc Nga bị đình chỉ tư cách thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc và EU thông qua vòng trừng phạt thứ 5 với Nga.