Yêu cầu trên được phe đối lập đưa ra sau khi ứng cử viên của Bulgaria cho chức vụ Tổng thư ký Liên Hợp Quốc do Chính phủ đề cử đã không dành được sự tín nhiệm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

boyko_gmlt.jpg
Thủ tướng Bulgaria Boyko Borrisov. Ảnh Reuters

Trước đó trong cuộc bỏ phiếu kín tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5/10, ứng cử viên Kristalina Georgieva của Bulgaria, người hiện nay đang là Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu chịu trách nhiệm ngân sách và nguồn nhân lực, chỉ đứng thứ bảy trong tổng số 13 ứng cử viên.

Bà Georgieva thậm chí còn đứng sau một ứng cử viên Bulgaria khác, bà Irina Bokova, hiện đang là Tổng thư ký Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO).

Ngày 6/10 phe đối lập tại Bulgaria đã chỉ trích Thủ tướng Borrisov thay đổi kế hoạch vào phút chót khi tín nhiệm đề cử bà Georgieva thay bà Bokova vào chức vụ kể trên. Họ cho rằng Thủ tướng Borrisov phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn này và yêu cầu chính phủ của ông phải từ chức.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Sofia, Thủ tướng Borrisov bác bỏ khả năng ông sẽ từ chức và nhấn mạnh rằng yêu cầu của phe đối lập là không có cơ sở.

Thủ tướng Borrisov giải thích Chính phủ Bulgaria biết là ứng cử viên Bokova sẽ bị phủ quyết và quyết định tín nhiệm bà Georgieva để thay thế vào phút chót. Tuy nhiên theo ông bà Bokova không chịu rút lui, và cuối cùng cả hai đều bị phủ quyết tại cuộc bỏ phiếu.

Với kết quả bỏ phiếu hôm 5/10, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres dự kiến sẽ trở thành tân Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sau khi Tổng thư ký đương nhiệm Ban Ki-moon sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 31/12 năm nay.

15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ tiến hành bầu chính thức vòng cuối vào ngày 6/10 để xác nhận sự lựa chọn trên. Mặc dù về thứ Tư trong cuộc bỏ phiếu hôm trước, bà Bokova cũng gần như không còn cơ hội có thể đảo ngược tình thế. Điều đó cũng có nghĩa niềm hy vọng của các nước Đông Âu có người đứng đầu tổ chức Liên Hợp Quốc đã không thành hiện thực./.