1. Một chỉ huy lực lượng tình nguyện Iraq cho hay, mộtđiện thoại di độngtìm thấy trên thi thể một thủ lĩnh IS đã chết chứng minh cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ đang cung cấp hỗ trợ cho nhóm khủng bố IS.

the_gioi_1_ahpg.jpg
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: AP.

Jabbar al-Ma'mouri nói với Soumeriya news hôm 21/12: “Chiếc điện thoại di động đó được tìm thấy trên cơ thể một trong những thủ lĩnh IS bị tiêu diệt ở khu vực phía bắc của tỉnh Salahuddin 2 ngày trước đây”.

Ông này cho biết, chiếc điện thoại chứa đựng các tin nhắn của tình báo Thổ Nhĩ Kỳ chứng minh rằng Ankara hỗ trợ cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS/Daesh bằng cách bảo đảm an ninh tại các điểm mà các chiến binh IS sử dụng để đi từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Iraq.

Ma'mouri nói: “Chiếc điện thoại cũng có những thông tin quan trọng khác không thể tiết lộ ngay được. Chiếc điện thoại đã được đưa cho các nhóm an ninh chuyên trách để điều tra thêm”.

2. Giới chức quốc phòng Iraq ngày 22/12 thông báo, các lực lượng quân sự nước này vừa mở một cuộc tấn công lớn nhằm giành lại thành phố Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar từ tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Quân đội Iraq. Ảnh: manartv.

Người phát ngôn các đơn vị chống khủng bố Iraq Sabah al-Numani cho biết, chiến dịch tái chiếm Ramadi do lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ của Iraq thực hiện, với sự yểm trợ của các máy bay chiến đấu của Liên minh quốc tế.

Theo ông Numani, đến trưa 22/12, các lực lượng đã tiến vào trung tâm thành phố từ nhiều hướng và đã giành lại nhiều khu vực dân cư ở Ramadi.

Ông Numani nhận định, theo đà chiến thắng này, Ramadi có thể sẽ được giải phóng khỏi tay IS trong 72 giờ tới.

3. Cục An ninh biển Nhật Bản ngày hôm nay 23/12 đã xác nhận 4tàu hải cảnh của Trung Quốcđã xâm nhập vùng biển khu vực quần đảo Senkaku (theo cách gọi của Nhật Bản) hoặc Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc), đồng thời cho biết thêm đây là ngày thứ 4 liên tục tàu Trung Quốc thị sát khu vực này.

Theo Phòng an ninh biển khu vực số 11, bốn tàu hải cảnh của Trung Quốc mang số hiệu 2102, 2102, 2307, 2308, 31239. Tuy đã nhiều bị cảnh báo nhưng các tàu này vẫn không rút khỏi khu vực này.

Trong buổi họp báo gần đây nhất vào ngày 17/12, Cục trưởng Cục an ninh Biển Nhật Bản cho biết rằng, kể từ tháng 9/2012, tàu Trung Quốc xâm nhập trực tiếp vùng biển Senkaku với tổng số 137 lần, và có 233 lần dùng tàu thị sát vùng ngoài khu vực Senkaku.

4. Nhà chức trách Mỹ ngày 22/12 đãáp đặt lệnh trừng phạtđối với 34 cá nhân và thực thể Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.

Tổng thống Putin (phải) và Thủ tướng Medvedev. Ảnh: thefiscaltimes.

Trong số các thực thể bị áp đặt lệnh trừng phạt lần này có 3 ngân hàng Nga đang hoạt động tại Crimea, khu vực đã được Nga sáp nhập hồi năm ngoái. Đây đều là các chi nhánh của các ngân hàng lớn của Nga như Sberbank, VTB. Các thực thể này sẽ bị áp đặt lệnh trừng phạt tương tự như công ty mẹ.  

Thông cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết, đây là một bước đi nhằm thể hiện sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine trong khi vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt Nga. Mỹ sẽ không rút lại các biện pháp trừng phạt cho đến khi Nga thực thi đầy đủ cam kết theo thỏa thuận hòa bình Minsk, bao gồm việc hồi trả quyền kiểm soát cho Ukraine đối với đường biên giới quốc tế với Nga.

Nga ngay lập tức có phản ứng trước quyết định của Mỹ.

5. Các nhóm cứu hộ Indonesia hôm 22/12 cho biết, chiếctàu chở 118 người bị lậtngoài khơi đảo Sulawesia cuối tuần qua do thời tiết xấu.

Giám đốc cơ quan cứu hộ và tìm kiếm quốc gia Indonesia Roki Asikin, đồng thời là người đứng đầu trung tâm cứu hộ tàu cho biết, những con sóng lớn phá vỡ thân tàu và làm cho chiếc tàu không thể di chuyển.

Ông Roki cũng khẳng định con tàu không chở quá qui định và những đợt sóng lớn do bão là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn: “Thời tiết vào thời điểm con tàu gặp nạn rất xấu do bão. Các con sóng đánh mạnh vào phía trước của con tàu khiến việc kiểm soát con tàu rất khó khăn. Tất cả các hành khách đã mặc áo phao để cố gắng thoát khỏi con tàu. Con tàu không chở quá tải nhưng do thời tiết xấu nên không thể kiểm soát được.”

6. Các đảng ủng hộ xứ Catalan độc lập khỏi Tây Ban Nha hôm qua (22/12) đã đạt được một thỏa thuận thành lập chính phủ mới.

Cờ xứ Catalan.

Việc tháo gỡ được những bất đồng này giúp cho xứ Catalan có thể thúc đẩy tiến trình tách ra khỏi Tây Ban Nha, đặc biệt là khi bức tranh chính trị ở thủ đô Madrid vẫn chưa định hình sau cuộc tổng tuyển cử hôm 20/12 vừa qua vì không đảng nào giành được đa số tuyệt đối tại Quốc hội để thành lập chính phủ mới.

Sau cuộc bầu cử lập pháp ở xứ Catalan hôm 27/9 vừa qua, các đảng ủng hộ việc tách ra khỏi Tây Ban Nha đã giành được đa số ghế tại Quốc hội nhưng sự chia rẽ giữa chính các đảng này khiến họ chưa thể thành lập được một người đứng đầu chính quyền vùng. Trong gần 3 tháng qua, người đứng đầu chính quyền cũ của xứ Catalan là ông Artur Mas tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo lâm thời./.