1.Sáng 2/7, sau nhiều giờ thương thuyết không thu được kết quả, lực lượng an ninh Bangladesh đã quyết định mở chiến dịch giải cứu các con tin bị bắt giữ tại quán cà phê Holey Artisan Bakeryở thủ đô Dhaka của nước này.
Lực lượng an ninh Bangladesh bên ngoài hiện trường vụ bắt cóc con tin. (Ảnh: AP) |
Theo tuyên bố chính thức được phát đi từ người phát ngôn Chính phủ Bangladesh, có 6 tay súng đã bị bắn chết, một tên bị bắt sống trong khi có tới 20 con tin đã thiệt mạng sau khi chiến dịch giải cứu con tin kết thúc.
Một quan chức quân đội Bangladesh cho biết, trong số 13 người được giải cứu có 1 công dân Nhật Bản và 2 người Sri Lanka.
Theo nguồn tin từ tờ Daily Star, những kẻ tấn công khủng bố đã không ngần ngại xuống tay với bất kỳ con tin nào không thể đọc kinh Koran theo yêu cầu của chúng.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã tuyên bố nhận trách nhiệm vụ tấn công. Tuy nhiên, giới chức an ninh Mỹ cho rằng, chưa có bất kỳ bằng chứng nào để xác thực tuyên bố của IS.
Bangladesh xác nhận 20 con tin thiệt mạng sau vụ bắt cóc
Bangladesh kết thúc chiến dịch giải cứu con tin, tiêu diệt 6 tay súng
An ninh Bangladesh quyết định đột kích giải cứu con tin
2.Đúng 8 giờ sáng 2/7 (giờ địa phương),cử tri Australia bắt đầu đi bỏ phiếubầu toàn bộ 150 ghế trong Hạ viện và 76 ghế tại Thượng viện, qua đó hình thành chính phủ mới cho nhiệm kỳ ba năm tới.
Có hơn 15 triệu cử tri Australia đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu lần này. (Ảnh: AAP) |
Theo số liệu của Ủy ban bầu cử Australia (AEC), hơn 15,6 triệu cử tri Australia sẽ đi bỏ phiếu tại hơn 7.000 điểm bỏ phiếu trên khắp cả nước, với hơn 75.000 nhân viên giám sát bầu cử thông thạo 27 ngôn ngữ khác nhau để giúp cử tri hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình.
Trong cuộc bầu cử liên bang lần này, mặc dù có 57 đảng phái với 994 ứng viên Hạ viện và 631 ứng viên Thượng viện đăng ký tham gia tranh cử, song thực tế đây chỉ là cuộc đua song mã giữa Liên đảng Tự do - Quốc gia cầm quyền của Thủ tướng Malcolm Turnbull và Công đảng đối lập do ông Bill Shorten đứng đầu.
Quá trình bỏ phiếu được hoàn tất vào lúc 18h cùng ngày.
Bầu cử Australia: Cuộc đua song mã
3.Nguồn tin khu vực dẫn tuyên bố của Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Peter Cook ngày 1/7 cho biết, 2 nhân vật cấp cao của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bị tiêu diệt trong cuộc không kích vừa qua của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhằm vào thành trì của chúng ở thành phố Mosul, Iraq.
IS chịu tổn thất nặng nề khi cùng lúc mất cả “Thứ trưởng Bộ chiến tranh” và “tổng tư lệnh” ở Mosul, Iraq. (Ảnh: AP) |
Theo đó, đợt oanh kích ngày 25/6 đã khiến “Thứ trưởng Bộ chiến tranh” của IS Basim Muhammad Ahmad Sultan al-Bajari và “tổng tư lệnh” của tổ chức này ở Mosul Hatim Talib al-Hamduni thiệt mạng.
Al-Bajari là cựu thành viên của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda, đã gia nhập IS và giám sát chiến dịch đánh chiếm Mosul hồi tháng 6/2014 còn Al-Hamduni là Tư lệnh quân sự tại Mosul và chỉ huy lực lượng quân cảnh tại khu vực này.2 thủ lĩnh cấp cao của IS ở Iraq bị tiêu diệt
4. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (1/7) lên tiếng thừa nhận đã vô tình sát hại 116 dân thường trong các vụ không kích tại một số quốc gia mà Mỹ không trực tiếp tham chiến.
Nhà Trắng cho rằng, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đang thu được những kết quả tích cực. (Ảnh: AP) |
Phát biểu tại cuộc họp báo, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, mục đích tiết lộ về con số thương vong này, là để tạo ra sự minh bạch đối với hoạt động mà quân đội Mỹ và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đang tiến hành nhằm đối phó với các nhóm khủng bố đang âm mưu tấn công vào nước Mỹ.
Theo ông Earnest, việc tiết lộ của Nhà trắng cho thấy, những tiến triển của Mỹ trong hoạt động chống khủng bố. Người phát ngôn Nhà Trắng cũng nhấn mạnh, Tổng thống Obama cho rằng, chiến lược chống khủng bố của Mỹ đang hiệu quả hơn và đáng tin cậy hơn khi được tiến hành một cách minh bạch.Mỹ thừa nhận vô tình sát hại 116 dân thường khi truy quét khủng bố
5. Một chiếc tàu cứu trợ chở hơn 10.000 tấn hàng cứu trợ gồm thực phẩm và các vật dụng thiết yếu khác đã khởi hành từ tỉnh Mersin của Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 1/7. Dự kiến, tàu sẽ cập cảng Ashdod của Israel sau 30 giờ khởi hành.
Người dân Gaza đang rất cần sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế. (Ảnh: Reuters) |
Theo kế hoạch, lô hàng cứu trợ sẽ đến tay người dân Gaza trước khi lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo diễn ra vào ngày 5/7 tới.
Động thái trên của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra chỉ ít ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ và Israel ký thỏa thuận khôi phục quan hệ sau 6 năm đổ vỡ.
Thổ Nhĩ Kỳ dự định cung cấp viện trợ nhân đạo cho Dải Gaza thông qua cảng biển Ashdod của Israel và tiến hành một loạt dự án phát triển ở Gaza, đặc biệt là điện và nước. Ngoài ra, hai nước sẽ sớm cử Đại sứ trong những tuần tới./.Thổ Nhĩ Kỳ gửi hàng cứu trợ tới Dải Gaza sau 6 năm gián đoạn